Saturday, 27.04.2024, 6:18 AM
LCD10 Technews and Forums
Welcome Guest | RSS
Main Trang tin công nghệ - Cộng đồng lớp công nghệ kỹ thuật điện Registration Login
TIN CÔNG NGHỆ

Blog thành viên

Main » Site Catalog » Công nghệ điện

Sites in category: 29
Shown sites: 21-29
Pages: « 1 2

Sort by: Date · Name · Rating · Clicks

Các công ty tiện ích (cung cấp điện, khí đốt, nước, v.v.) đang bận rộn lên kế hoạch bổ sung một số tính năng thông minh cho mạng lưới để theo dõi thông tin sử dụng trong thời gian thực. Muốn biến khả năng mới này thành hiện thực, họ sẽ cần đến các mạng lưới có khả năng truyền thông tin từ các trung tâm dữ liệu của họ tới địa điểm khách hàng.


Luoi_dien_thong_minh

Trạm thu phát trung gian WiMAX

Truyền thông không dây tỏ ra hấp dẫn vì dễ triển khai và đỡ tốn kém so với kết nối có dây. Các phương án không dây như LTE cellular, Wi-Fi và WiMAX có thể lấp đầy khoảng trống này, nhưng gần đây WiMAX nổi lên như sự lựa chọn khả thi nhất.

Mới đây, truyền thông không dây trở nên phổ biến bởi vì bây giờ chúng cung cấp đủ băng thông để hỗ trợ một loạt các ứng dụng.

Ngoài ra, truyền thông không dây còn rất thích hợp với kế hoạch mạng lưới thông minh của các công ty tiện ích bởi vì nhiều kết nối không dây băng thông thấp đã được sử dụng để thu thập thông tin từ các công tơ của họ. Một ưu thế nữa mà phương pháp không dây mang lại là công ty năng lượng không cần phải đi dây đến tận nhà khách hàng, mất nhiều thời gian, công sức và khó bảo dưỡng.

Vậy các công ty tiện ích nên chọn giải pháp không dây nào? Wi-Fi được sử dụng khá phổ biến để nối mạng máy tính xách tay, chi phí không hề cao, chỉ mất vài USD cho một chipset. Bà Judith McGarry, Phó Chủ tịch tiếp thị của Grid Net (công ty mới thành lập chuyên cung cấp phần mềm mạng lưới thông minh) nói: "Wi-Fi không truyền được xa nên không sử dụng được cho các mạng lưới thông minh.”
Wi-Fi trước đây được thiết kế để truyền thông tin trong phạm vi trên dưới 100 m. Cũng có thể sử dụng cho khoảng cách lớn hơn, nhưng muốn vậy phải bố trí các điểm truy cập gần nhau, làm tăng chi phí triển khai.

Mạng di động Long Term Evolution (LTE) nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhiều hãng, chẳng hạn như AT&T và Verizon. Tuy nhiên, hệ sinh thái của nó mới đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Sản phẩm LTE mua bán trên thị trường còn ít, triển khai thương mại đầu tiên mới bắt đầu vào cuối năm 2009. Có lẽ vì chưa đủ chín muồi nên cho đến nay, công nghệ này còn ít được quan tâm xúc tiến trên thị trường năng lượng.

WiMAX đã được phát triển từ đầu thiên niên kỷ khi các hãng viễn thông bắt đầu tìm kiếm một phương án nối mạng không dây mạnh, băng thông rộng. Ban đầu, kỹ thuật nối mạng này được xây dựng để hỗ trợ các kết nối mạng diện rộng (WAN), nhưng giờ đây nó đủ linh hoạt để làm việc với các thiết bị sử dụng cuối. Công nghệ này phát triển chậm nhưng gần đây đã bắt đầu tăng tốc. Giờ đây đã có hàng trăm nhà cung cấp chào bán sản phẩm WiMAX, và kể từ đầu 2008, nhiều nhà cung cấp mạng di động, chẳng hạn như Comcast, Sprint, và Time Warner Cable đã triển khai mạng WiMAX.

Công nghệ WiMAX đang tự xây dựng cho mình một thị trường lỗ hổng về mạng lưới thông minh, tuy còn nhỏ nhưng đang lớn mạnh dần. Cụ thể như GE Energy đã phát triển công tơ thông minh WiMAX đang được sử dụng trong một số chương trình thí điểm. Nhà cung cấp này đã hợp tác với Grid Net trong một dự án triển khai với công ty điện lực SP AusNET ở Australia. Bà McGarry của Net Grid nói: "Australia là một thị trường hấp dẫn vì đã được tự do hóa và các công ty điện lực đang tích cực triển khai mạng lưới thông minh”. Đến năm 2013, mạng lưới này sẽ theo dõi việc sử dụng điện cho hơn 680.000 khách hàng tại bang Victoria.

Tại Hoa Kỳ, GE hiện đang lắp đặt các trạm vô tuyến WiMAX MDS Mercury 3650 để liên kết mạng diện rộng của CenterPoint Energy tới các điểm thu thập hệ thống năng lượng khách hàng. CenterPoint Energy cung cấp năng lượng cho khu vực Houston hiện đã lắp đặt hơn 267.000 công tơ thông minh và dự kiến sẽ triển khai hơn 2 triệu công tơ thông minh vào năm 2012. Công ty đã nhận 200 triệu USD vốn kích cầu của liên bang để giúp tiến triển dự án. San Diego Gas and Electric cũng chuyển nhanh sang công nghệ WiMAX. Công ty tiện ích này cho đến nay đã triển khai khoảng 130.000 công tơ thông minh và có kế hoạch tăng con số lên thành 1,4 triệu công tơ thông minh không dây trong khu vực dịch vụ là 4.100 dặm vuông (10.500 km2). Tổng chi phí cần thiết để xây dựng mạng WiMAX lên tới 60 triệu USD, trong đó 28,1 triệu USD được cấp từ quĩ liên bang. Ngoài ra theo báo cáo, Southern California Edison và National Grid cũng thử áp dụng WiMAX như một phần trong các sáng kiến mạng lưới thông minh.

Tuy nhiên, WiMAX không phải là bài thuốc chữa bách bệnh. Hiện nay, giá một chipset WiMAX cao gấp 10 lần so với Wi-Fi. Ashish Sharma, phó chủ tịch marketing của Alvarion - một nhà cung cấp thiết bị WiMAX - cho biết: "Giá WiMAX đang giảm mạnh vì vậy có thể thấy chipset đang được bán với giá dưới 10 USD”. Hiện nay, chưa có nhiều thiết bị chuyên dụng cho các công ty tiện ích (cung cấp điện, khí đốt, nước, v.v.) do vậy còn nhiều việc phải làm để có thể triển khai nhanh chóng và quản lý dễ dàng các kết nối WiMAX.

Tuy nhiên, các trở ngại này đâu phải là không thể vượt qua. Thực tế tại thời điểm hiện nay, có vẻ là WiMAX đang tiến lên nhanh hơn so với các công nghệ cạnh tranh đang cố gắng để đạt một chỗ đứng trong mạng lưới thông minh, do đó cuối cùng nó có thể trở thành tiêu chuẩn phổ biến của lưới điện thông minh.

Theo icon.evn.com.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 380 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 07.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)




Điểm đặc biệt của bộ đèn chiếu sáng gồm 11 bóng đèn LED mang tên Mantis đến từ thiết kế chân kẹp của nó. Mantis bao gồm nhiều bóng đèn LED đặt trong một thanh ngang dài 23 cm và một bộ chân kẹp. Bạn có thể kẹp nó lên bên trên hoặc bên dưới màn hình máy tính, laptop hoặc thậm chí kẹp vào đầu giường hay cạnh ghế để tiện đọc sách trong đêm.


Mantis cũng có thể tự đứng độc lập trên mặt bàn nhờ vào 2 chân chống được bọc cao su để chống trượt. Bộ đèn sử dùng 2 pin AA để chiếu sáng suốt 30 tiếng, đèn sẽ tự động tắt sau mỗi 2 tiếng để tiết kiệm pin. Sản phẩm đang được bán tại đây với giá 26,99$.

















Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 411 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 05.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)





Nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời là một trong những cách tạo ra năng lượng "sạch" mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Phương pháp này rất thân thiện với môi trường, tuy chỉ có một nhược điểm là chiếm khá nhiều diện tích đất để đặt các tấm thu ánh sáng mặt trời. Trong thời buổi "tất đất tất vàng", bỏ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn mét vuông đất cho một nhà máy điện mặt trời xem ra khá hoang phí. Để giải quyết vấn đề này, 2 công ty của Israel và Pháp đã phát triển một dự án xây dựng nhà máy quang điện đặt trên mặt nước.

AQUASUN là tên gọi của dự án nhà máy quang điện trên mặt nước, được phát triển dưới sự hợp tác của công ty Solaris Synergy của Israel và tập đoàn EDF của Pháp. Những tấm thu ánh sáng mặt trời sẽ được chế tạo bằng vật liệu silicon để tiết kiệm chi phí. Nhược điểm của vật liệu này là hiệu năng không cao do dễ bị quá nhiệt. Tuy nhiên, với lợi thế chúng được đặt trên mặt nước, đây sẽ là hệ thống tản nhiệt tự nhiên cho các tấm thu ánh sáng. Bên cạnh đó, một hệ thống gương phản chiếu sẽ tập trung ánh sáng lên các tấm này, qua đó nâng cao hơn nữa hiệu năng thu nhiệt của nhà máy, đồng thời giảm thiểu số lượng tấm thu nhiệt cần lắp đặt. Theo báo cáo của dự án, mỗi tấm thu ánh sáng sẽ sản xuất được 200kW điện.

AQUASUN sẽ không được lắp đặt ở các vùng biển hay những khu vực nhạy cảm về môi trường. Thay vào đó, hệ thống sẽ được triển khai tại những hồ chứa vốn đã được khai thác cho mục đích nông nghiệp hay công nghiệp trước đó. Tuy vậy, những tấm thu ánh sáng vẫn sẽ được thiết kế để cho phép khí oxy thẩm thấu qua chúng, giúp cung cấp đủ không khí cho hệ sinh thái bên dưới mặt nước. Thậm chí, trong một vài trường hợp, những tấm ánh sáng này còn giúp giảm lượng nước bốc hơi và hạn chế sự sinh sôi của các loại tảo có hại.

Một bản mẫu của AQUASUN đã được lắp đặt và trưng bày tại Hội nghị quốc tế về năng lượng tái tạo được Eilat-Eilot tổ chức tại Israel. Những nhà thiết kế đang lập kế hoạch triển khai thử nghiệm hệ thống trong thời gian 9 tháng tại hồ chứa thuộc một nhà máy thủy điện ở miền đông nam nước Pháp vào tháng 9 năm nay. Họ hi vọng đến tháng 6 năm sau, sau khi đã theo dõi hiệu quả hoạt động của bản mẫu trong các điều kiện khí hậu và mức nước khác nhau, họ sẽ thu thập đủ dữ liệu để thương mại hóa AQUASUN.

Nguồn: Gizmag
Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 370 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 05.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)

Giới thiệu dự án: Trong thị trường sản xuất điện tử toàn cầu, máy kiểm tra điện trở đa trục bằng sứ được dùng rộng rãi để thử nghiệm chất lượng và kiểm tra của các thành phần vi điện tử.

ceramic20resistor20test20machine_mainĐược hỗ trợ bởi chương trình khác nhau, các hệ thống này có thể nhận ra các tín hiệu đa dạng và tích hợp một loạt các chức năng và các thiết bị với thời gian điều khiển thực như chuyển động, HMI, dụng cụ thử nghiệm tiên tiến. Hệ thống nhấn mạnh trong đơn xin này được tạo ra bởi Advantech để hỗ trợ hiển thị năng động và chức năng tự dự đoán. Sự kết hợp của tính năng đã giúp cải thiện hệ thống, tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng.

Yêu cầu hệ thống:
Máy kiểm tra điện trở bằng sứ trở yêu cầu phải hỗ trợ điều khiển đa trục chuyển động đồng bộ và một số lượng lớn điều khiển kỹ thuật số. Khách hàng này cũng muốn tích hợp dụng cụ GPIB, dụng cụ xét nghiệm cao cấp và thiết bị một HMI. Mục đích là để tạo ra một nền tảng thử nghiệm điều khiển tiên tiến đọc tín hiệu đa dạng, một loạt các chức năng tích hợp và kiểm soát thời gian thực. Hệ thống này cũng yêu cầu hiệu quả và phát triển phần mềm thời gian thực.

Thực hiện dự án:

 

IPPC-4000D

5.7 "TFT VGA LCD 4U 19" Rack PC Panel công nghiệp với 7 khe cắm mở rộng

 

PCI-1240U

4-trục Đẩy mạnh và Servo Motor Control Universal PCI Card

 

PCI-1756

64-ch Isolated Digital I / O PCI Card

 

PCI-1671UP

Giao diện IEEE-488,2 Low Profile Universal PCI Card

 

FPM-3120G

12.1 "SVGA công nghiệp Màn hình với màn hình cảm ứng điện trở và Direct-VGA Port

Sơ đồ hệ thống:

ceramic20resistor20test20machine_sd

Mô tả hệ thống :

Tích hợp với chuyển động kiểm soát đa trục , theo dõi tình trạng kỹ thuật số, dụng cụ truyền thông GPIB và màn hình cảm ứng, hệ thống sẽ đạt được thời gian thực Kiểm soát và chuyển động đa trục và kiểm soát thiết bị kỹ thuật số. IPPC-4000D của Advantech cho phép người dùng dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi và lưu dữ liệu.

Hệ thống cho phép các thành phần điện tử để có thể kiểm tra nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu sản xuất triệt để . Hệ thống tích hợp khả năng kiểm tra trực quan thông qua kết nối USB trên máy tính, trong đó, kết hợp với khả năng tốc độ cao của máy tính, cũng làm cho việc kiểm tra chất lượng dự đoán. Được trang bị bộ điều khiển mạnh mẽ của Advantech, thẻ kiểm tra giao diện truyền thông đa dạng và phong phú, hệ thống điều khiển thiết bị khác nhau, các nút bấm, các tín hiệu, dụng cụ, động cơ ổ đĩa, và nhiều hơn nữa.

Kết luận:

Thông qua máy tính tiên tiến của Advantech với điều khiển tích hợp và các module giao tiếp, hệ thống không chỉ nhận giao tiếp thời gian thực giữa các hệ thống và dụng cụ đo lường bên ngoài, mà còn làm tăng thời gian đáp ứng hệ thống và chính xác sản xuất.

Theo techpro.vn
Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 370 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 01.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


Suất vốn đầu tư điện gió thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá cao, mức dao động lớn.

bkidse-nang-luong-gio1298942803_227x180Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thiện cơ chế trình Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các dự án đầu tư điện gió tại Việt Nam được thuận lợi, hiệu quả.

Tại cuộc họp sáng ngày 28/2, Bộ Công Thương cho biết hiện ứng dụng điện gió ở Việt Nam mới ở dạng ban đầu, với tổng công suất lắp đặt khoảng 9 MW, trong đó 7,5 MW đã nối lưới nhưng chưa có giá bán. Các turbin nhỏ quy mô gia đình (150-200 W) chủ yếu lắp đặt ở khu vực ngoài lưới.

Đầu tư điện gió ở Việt Nam còn chưa phát triển do nhiều khó khăn từ điều kiện tự nhiên, thời tiết, công nghệ và đặc biệt là suất đầu tư cao dẫn tới giá thành, giá bán điện cao.

Suất vốn đầu tư điện gió thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá cao, mức dao động lớn. Mức cao nhất là 2,77 triệu USD/MW, thấp nhất là 1,77 triệu USD/MW và trung bình là 2,2 triệu USD/MW.

Hiện đang có 21 dự án điện gió quy mô nối lưới đang được nghiên cứu triển khai, phổ biến có công suất 30MW, loại turbin 1,5 MW. Các dự án này tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng - những tỉnh có tiềm năng điện gió với công suất thiết kế khoảng trên 2.000 MW.

Tuy nhiên việc cấp phép, triển khai đến nay vẫn tự phát, do thiếu quy hoạch cụ thể cũng như việc bổ sung quy hoạch điện lực chung của địa phương và khu vực.

Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu cơ chế mới phải làm rõ những cơ chế ưu đãi cụ thể, giúp nhà đầu tư tính toán, triển khai các dự án điện gió tại Việt Nam có tính khả thi cao. Đưa ra các chính sách hỗ trợ giá điện thu mua, thuế, đất đai… và đặc biệt là việc tạo Quỹ hỗ trợ năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường– một trong những nguồn thu quan trọng để hỗ trợ sản phẩm năng lượng tái tạo như điện gió nối lưới.

Đặc biệt, cơ chế sẽ tạo hành lang pháp lý thống nhất về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư điện gió nói riêng cũng như các dự án năng lượng tái tạo nói chung, tạo cơ sở để các địa phương, các khu vực quy hoạch được các nguồn năng lượng mới, đồng bộ trong hệ thống quy hoạch điện lực bao trùm.

Theo baocongthuong.com.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 386 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 01.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


Bộ Khoa học - Công nghệ (KH – CN) vừa ký Hiệp định về hợp tác phát triển, sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình với Nhật Bản.

Nhật Bản là nước có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển trên thế giới. Đây là sự kiện quan trọng, mở ra một trang mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, an ninh kinh tế.

dien_hat_nhan1298626265_227x180Thứ trưởng Bộ KH – CN Lê Đình Tiến cho rằng, mặc dù Việt Nam ký kết hợp tác với Nhật Bản  là nước thứ bảy (trước đó đã ký kết về năng lượng nguyên tử với các nước như Nga, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ...) nhưng đây là sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với nền công nghệ hạt nhân nước nhà. Với những nước trước đây, nước ta chỉ ký chung trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Việc ký kết với Nhật Bản còn có ý nghĩa quan trọng bởi Nhật Bản được lựa chọn để xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ nhất và xây dựng nhà máy  điện hạt nhân thứ hai. Với kinh nghiệm 45 năm vận hành nhà máy điện hạt nhân của mình, Nhật Bản sẽ chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Nhật Bản hiện có hai công nghệ: lò áp lực và lò nước sôi - những công nghệ đảm bảo tính an toàn, kinh tế và khả thi về tài chính. Trong đó, an toàn là tiêu chí hàng đầu.

Là nước mới bắt đầu triển khai chương trình điện hạt nhân, để có sự thành công nhất định trong lĩnh vực mới này, Việt Nam cần học hỏi những kinh nghiệm, ứng dụng và nhận chuyển giao công nghệ hạt nhân hiện đại, an toàn từ phía Nhật Bản nói riêng và các nước có công nghệ hạt nhân tiên tiến nói chung. Nhưng muốn ứng dụng, làm chủ được công nghệ thì phải tiến hành theo 3 bước. Trước hết, phải đào tạo nguồn nhân lực trong KH – CN hạt nhân - đây là yếu tố then chốt trong việc chuyển giao công nghệ.

Đối với vấn đề này, mặc dù nước ta đã chuẩn bị từ khá lâu (Viện Năng lượng nguyên tử đã thành lập được 35 năm để nghiên cứu, đào tạo các chuyên gia; Nhà nước hàng năm cũng cử đội ngũ, lực lượng cán bộ ra nước ngoài để học tập, đào tạo). Tuy nhiên, nguồn nhân lực nêu trên sau khi đào tạo chỉ có khoảng vài trăm. Trong khi đó, Việt Nam dự kiến sẽ xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên công suất 2.000 MW tại xã Phước Dinh (huyện Ninh Phước) và xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) của tỉnh Ninh Thuận.

Nếu vận hành vào năm 2020 sẽ đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn. Thứ hai, đề nghị Nhật Bản hỗ trợ KH - CN để Việt Nam có năng lực, phát triển được năng lực của mình đối với chương trình phát triển điện hạt nhân. Thứ ba, nếu như quan hệ hợp tác của Việt Nam và Nhật Bản đối với nhà máy điện hạt nhân đầu tiên thành công tốt đẹp, sẽ tạo nền tảng để việc phát triển hợp tác trong những nhà máy điện hạt nhân tiếp theo.

Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020. Đây là chiến lược mà trong đó mục tiêu cụ thể là ứng dụng rộng rãi, an toàn, hiệu quả bức xạ trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; tập trung xây dựng các tổ máy điện hạt nhân đầu tiên và đưa vào vận hành an toàn vào năm 2020 và những năm tiếp theo; hình thành các tiền đề để xây dựng ngành công nghiệp hạt nhân; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử một cách hiệu quả.

Do đó, sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản về công nghệ hạt nhân cũng là phần quan trọng trong chiến lược này nhằm thực hiện chính sách tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước có nền KH - CN, công nghiệp hạt nhân tiên tiến, chú trọng xây dựng và củng cố các quan hệ hợp tác mang tính chiến lược, lâu dài.

Theo baocongthuong.com.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 316 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 28.02.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


Tại buổi họp báo về điều chỉnh giá điện năm 2011, do Bộ Công thương tổ chức chiều ngày 26/2, ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết giá bán lẻ điện thực tế áp dụng cho các hộ nghèo chỉ còn 400 đồng/kWh”.

Theo Bộ Công Thương, biểu giá điện 2011 về cơ bản vẫn tiếp tục thực hiện các nguyên tắc điều chỉnh cơ cấu biểu giá bán điện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg ngày 12/2/2009 về giá bán điện các năm 2010-2012 theo cơ chế thị trường. Theo đó, giá bán điện bình quân năm 2011 sẽ là 1.242 đồng/kWh, tăng 165 đồng so với giá điện bình quân thực hiện năm 2010 và thời gian áp dụng từ ngày 1/3/2011.

5dddiendep3

Các hộ thuộc diện nghèo sẽ được hỗ trợ giá điện cho 50 kWh/tháng tương ứng mức hỗ trợ là 30.000 đồng/hộ/tháng

Giá bán điện cho các nhóm đối tượng khách hàng sẽ được tính toán theo nguyên tắc xóa bỏ dần bù chéo từ điện sản xuất cho điện sinh hoạt. Riêng biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang sẽ thực hiện chính sách của Chính phủ là hỗ trợ giá điện trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp.

Cụ thể, các hộ thuộc diện nghèo theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ qui định sẽ được hỗ trợ giá điện cho 50 kWh/tháng tương ứng mức hỗ trợ là 30.000 đồng/hộ/tháng.

Còn tại những khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo chưa nối lưới điện quốc gia, giá sàn điện sinh hoạt bằng 1,5 lần giá bán điện bình quân cả năm, giá trần bằng 2,5 lần giá điện bình quân năm.

Các hộ thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ giá điện cho 50kWh/tháng với mức hỗ trợ là 30.000 đồng/hộ/tháng. Việc chi trả tiền hỗ trợ giá điện tới các hộ trong danh sách hộ nghèo hàng năm do UBND cấp tỉnh thực hiện sau khi tiếp nhận kinh phí hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ.

Đối với hộ nghèo có sản lượng điện sử dụng hàng tháng 50kWh, do được hỗ trợ giá trực tiếp 30.000 đồng/tháng, thực tế các hộ nghèo chỉ phải trả 20.000 đồng tức là đã được hỗ trợ giá điện đến 60% tiền điện và giá bán lẻ điện thực tế áp dụng cho các hộ nghèo chỉ còn 400đ/kWh.

Các hộ có thu nhập thấp thường xuyên có mức sử dụng điện không quá 50kWh/tháng cũng được hỗ trợ giá điện do được mua điện cho 50kWh của bậc thang đầu tiên hàng tháng với giá bằng 80% giá bán điện bình quân, không có lợi nhuận.

"Với mức hỗ trợ trên thì thực tế các hộ nghèo chỉ phải chi trả 20.000 đồng và giá bán lẻ điện thực tế áp dụng cho các hộ này chỉ còn 400 đồng/kWh” - Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết.

Thứ trưởng cũng cho hay, cả nước ước tính sẽ có khoảng 3,2 triệu hộ nghèo được hưởng trực tiếp mức hỗ trợ trên, tương ứng mỗi năm mức hỗ trợ vào khoảng 1.120 tỷ đồng. Sau khi cân nhắc ngành điện hãy còn rất khó khăn nên Thủ tướng đã đồng ý cho phép, khoản tiền hỗ trợ giá điện này sẽ bù từ ngân sách Nhà nước.

Theo baocongthuong.com.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 455 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 28.02.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


Ngày 23-2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 269/QĐ-TTg phê duyệt giá bán điện bình quân 1.242 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng từ 1-3-2011, tăng 165 đồng/kWh so với giá bán điện bình quân thực hiện năm 2010.

Các Tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều điện năng như thép, than, phân bón, dệt may; thậm chí cả những hộ tiêu dùng điện về mức độ ảnh hưởng đều có những nhận định khác nhau nhưng đều đưa ra những quyết định trong việc phải thắt chặt chi tiêu  để đảm bảo lợi nhuận và việc làm cho người lao động trong năm 2011. Điều các doanh nghiệp lo nhất hiện nay là thiếu điện cho sản xuất chứ không phải là tăng giá điện.

*  Sợ thiếu điện hơn sợ tăng giá điện

Việc tăng giá điện theo lộ trình không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất thép và giá thành thép. "Doanh nghiệp sản xuất thép sợ thiếu điện hơn sợ tăng giá điện”. Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam đã khẳng định như vậy.
Hiện giá thép xuất xưởng khoảng 16,5 triệu đồng/tấn; trong đó, điện chiếm 5,5% trong cơ cấu giá thành luyện phôi thép và chỉ chiếm 1,5% trong giá thành cán nguội, gia công thép và mạ. Vì vậy, so với các tác động lớn hơn nhiều như tỷ giá, lãi suất và giá nguyên liệu đầu vào khác, mức giá điện bình quân tăng 15,28% trong năm nay không ảnh hưởng nhiều đến giá thành thép.

Theo quan điểm của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngành điện cũng là ngành sản xuất kinh doanh, nếu cứ kéo dài tình trạng bù lỗ giá điện thì ngành điện sẽ không thể đảm bảo cung ứng điện đủ cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội. Trong khi đó, với vai trò là ngành công nghiệp huyết mạch của nền kinh tế, nếu ngành điện không phát triển được thì các ngành công nghiệp khác cũng sẽ khó phát triển. Quan điểm của VSA là cũng mong muốn Chính phủ sớm thực hiện lộ trình đưa các giá nhiên liệu đầu vào như than, điện theo thị trường để giá  thành sản phẩm hàng hóa phản ánh đúng chi phí và sẽ không còn tình trạng doanh nghiệp lãi ảo và lỗ ảo như hiện nay.

VSA cũng cho biết, việc giá điện được tính đúng, tính đủ chi phí đầu vào sẽ mang lại hiệu quả lớn cho nền kinh tế, nhất là trong việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Với ngành thép, việc tính đúng tính đủ giá điện sẽ giúp tự tiêu công nghệ sản xuất thép lạc hậu và chỉ cho phép tồn tại những công nghệ tiên tiến tiết kiệm nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường.

Bởi trong ngành sản xuất thép, công nghệ lạc hậu và công nghệ tiên tiến vẫn "sống chung”. Hiện nay, trong số 32 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép là thành viên của Hiệp hội, chỉ có 4 doanh nghiệp là có công nghệ sản xuất thép tiên tiến, 10 doanh nghiệp có cải tiến công nghệ trên nền công nghệ cũ, số doanh nghiệp này chiếm khoảng 50% công suất thép của toàn quốc; còn lại là các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cũ và lạc hậu.

Theo tính toán, với sản lượng thép các loại khoảng 9 triệu tấn/năm; trong đó luyện phôi chiếm 4 triệu tấn/năm, lượng điện năng tiêu thụ trong luyện phôi (600kWh/tấn) tốn gấp 4-5 lần so với gia công thép (100-120kWh/tấn).

* Tăng cường các biện pháp tiết kiệm điện

Ông Nguyễn Văn Biên - Trưởng Ban Kế hoạch và Kiểm soát chi phí - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho rằng, việc tăng giá điện lần này chắc chắn sẽ làm tăng giá thành sản xuất của TKV. Tuy nhiên, tăng giá bán điện là cần thiết, điều này sẽ tạo điều kiện để ngành điện bù đắp chi phí, phát triển các dự án để đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế. Khi giá điện được điều chỉnh dần để nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện giá năng lượng theo cơ chế thị trường, sẽ thúc đẩy thu hút đầu tư vào ngành điện.

Theo ông Nguyễn Văn Biên, với suất tiêu thụ điện khoảng 15 kWh/tấn than, khi giá điện tăng thêm 15,28% như Chính phủ đã phê duyệt thì tổng giá thành than năm 2011 sẽ tăng khoảng 100 tỷ đồng, tương đương làm tăng 2.300 đồng/tấn than, bằng 0,25% giá thành than. Đối với sản xuất khoáng sản, các Nhà máy luyện kim của TKV thì mức độ ảnh hưởng cao hơn. Hiện nay, giá bán than cho điện chỉ bằng 63-68% giá thành tuỳ theo từng chủng loại than. Với sản lượng than bán cho các nhà máy điện khoảng 11 triệu tấn, thì giá than bán cho điện còn thấp hơn giá thành khoảng 3.500 tỷ đồng. Vì vậy, cần thiết phải điều chỉnh giá điện và giá than cho sản xuất điện để từng bước thực hiện giá năng lượng theo cơ chế thị trường.

Để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, TKV đã áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm điện năng trong sản xuất và khai thác than như áp dụng biến tần, khởi động mềm, đầu tư hệ thống giám sát điện năng tự động, đặc biệt việc đầu tư cải tạo hệ thống điều khiển máy xúc EKG giúp tiết kiệm điện năng cao.... Trong năm 2010, TKV cũng triển khai việc đánh giá kiểm toán năng lượng trong các đơn vị sản xuất, từ đó nhận định thực trạng tiêu thụ điện năng của doanh nghiệp cũng như tìm ra những điểm chưa hợp lý để xây dựng các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả. Khi giá điện tăng, TKV sẽ tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh và áp dụng triệt để hơn nữa các biện pháp tiết kiệm điện”.

* Chấp nhận mặt bằng giá mới

Theo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), về tổng thể, việc giá điện và giá các loại nhiên liệu đầu vào khác dần tiếp cận giá thị trường là cần thiết để ngành điện hoạt động hiệu quả, có nguồn tài chính đầu tư các nguồn điện mới, cung cấp đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá nhiên liệu đầu vào như điện, than, xăng dầu cần theo lộ trình, tránh gây cú sốc với các ngành sản xuất ra các mặt hàng thiết yếu trong diện bình ổn giá của Chính phủ như phân bón. Vẫn biết việc giá nhiên liệu đầu vào theo thị trường là cần thiết nhưng do cả một thời gian dài, các doanh nghiệp nhà nước vốn đã quen hạch toán sản xuất trên cơ sở giá nguyên nhiên liệu đầu vào được bao cấp nên chưa có sự chuẩn tốt để đối mặt với mức tăng giá điện lớn nhất từ trước đến nay. Do vậy, nhiều sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước sẽ bị giảm sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Vì vậy, cùng với việc tăng giá điện, Chính phủ và Bộ Công Thương cần có chính sách hỗ trợ cần thiết đối với nông dân khi giá phân bón tăng; cũng như giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh cần thiết khi nền kinh tế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Vinachem cho rằng, với việc tăng giá điện lần này, các ngành sản xuất phân đạm, DAP, supe lân, NPK sẽ ít bị tác động hơn do các doanh nghiệp này thường tự sản xuất được điện phục vụ sản xuất. Trong khi đó, sản xuất phân lân sẽ bị tác động mạnh bởi với định mức 48 kWh/tấn lân nung chảy và với sản lượng kế hoạch 545 nghìn tấn lân cho năm 2011, chi phí sản xuất lân sẽ bị đội lên khá cao.

Đặc biệt, với ngành sản xuất quặng apatit-nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất phân bón và hóa chất cơ bản, khi giá điện bình quân tăng thêm 15,28%, chi phí sản xuất quặng tuyển sẽ tăng mạnh nhất bởi định mức tiêu hao lên tới 110 kWh/tấn quặng tuyển trong khi kế hoạch năm 2011 sản xuất 800 nghìn tấn quặng. Theo Giám đốc Công ty Apatit Việt Nam Bùi Văn Việt, với giá điện chiếm 9% trong cơ cấu giá thành sản xuất quặng apatit, việc tăng giá điện lần này sẽ làm chi phí sản xuất quặng apatit tăng thêm 17,5 tỷ đồng. Chắc chắn, sau khi giá điện tăng, Công ty Apatit sẽ phải tăng giá bán Apatit với các hộ tiêu thụ với mức tăng khoảng 7%. "Nước lên thì thuyền lên. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ phải chấp nhận mặt bằng giá mới”. Ông Việt khẳng định.

* Tìm các hợp đồng có giá trị cao

Bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, mới đây khi Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá ngoại tệ lên 9,3% mà giá ngoài thị trường đã biến động thì việc tăng 15,28% giá điện này tất nhiên phải ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành. Đặc biệt thời gian này, ngành dệt may đang phải cạnh tranh về giá xuất khẩu, trong khi giá đầu ra không tăng mà giá đầu vào lại tăng như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm dệt may.

Hiện Vitas kêu gọi doanh nghiệp dệt may tìm biện pháp cắt giảm chi phí, cố gắng không làm thêm giờ để giảm tiền điện, nhưng bài toán này cũng không phải đơn giản bởi trong ngành hiện vẫn phải áp dụng những chính sách xã hội vì khách hàng cũng chỉ tập trung đặt hàng đối với doanh nghiệp làm tốt chính sách xã hội.

Theo Vitas, các doanh nghiệp dệt may muốn tồn tại  phải tìm giải pháp cạnh tranh, không làm những đơn hàng giá rẻ, cố gắng tìm các hợp đồng có giá trị cao để tăng thêm giá trị gia tăng. Bên cạnh đó ngành cũng sẽ phát triển đội ngũ sáng tác mẫu để bán được các đơn hàng trọn gói giúp tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Vitas cũng kiến nghị  Nhà nước cần có chính sách ổn định kinh tế vĩ mô để đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư đối với các ngành sản xuất trọng điểm./

Theo icon.evn.com.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 403 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 28.02.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


Phát ngôn viên của Tập đoàn thương mại Nhật Bản Marubeni cho biết, tập đoàn này đang thực hiện một cuộc đàm phán với Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).

Theo tin từ tờ báo Nikkei, nhà máy sẽ có giá 2 tỷ USD và sẽ là nhà máy lớn nhất quốc gia với công suất 1.200 MW.

nhatdamphan1Phát ngôn viên của Tập đoàn thương mại Nhật Bản Marubeni cho biết, tập đoàn này đang thực hiện một cuộc đàm phán với Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) về việc xây dựng một nhà máy điện đốt than tại Việt Nam.

Tờ báo Nikkei cho biết, tổng vốn đầu tư dự án là 2 tỷ USD và sẽ là nhà máy lớn nhất quốc gia với công suất 1.200 MW.

Nikkei cũng đưa tin, Marubeni và Vinacomin sẽ hình thành một liên doanh để xây dựng các nhà máy điện tại tỉnh Nghệ An. Marubeni sẽ có khoảng 35-45% cổ phần. Nhà máy dự kiến khởi công xây dựng vào năm tới và sẽ hoàn thành vào năm 2016.

Theo dddn.com.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 349 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 27.02.2011 | Ý kiến phản hồi (0)

1-20 21-29
HOẠT ĐỘNG

Giáo án điện tử

Thăm dò ý kiến
Rate my site
Total of answers: 27

Đăng nhập

Truy cập trang chủ

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

Tìm kiếm

Net work

Copyright © 2024 by LCD10.COM.all rights reserved...