Tuesday, 23.04.2024, 10:01 PM
LCD10 Technews and Forums
Welcome Guest | RSS
Main Trang tin công nghệ - Cộng đồng lớp công nghệ kỹ thuật điện Registration Login
TIN CÔNG NGHỆ

Blog thành viên

Main » Site Catalog » Công nghệ điện

Sites in category: 29
Shown sites: 1-20
Pages: 1 2 »

Sort by: Date · Name · Rating · Clicks
Không giống với nhiều máy phát hiện hóa chất thông thường cần có một nguồn điện từ bên ngoài, các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore, Hoa Kỳ, đã phát triển một cảm biến nano dựa vào các dây nano bán dẫn chứ không phải các ắc quy truyền thống.

che_taoThiết bị mới khắc phục nhu cầu về điện năng của các cảm biến thông thường và còn đơn giản, có độ nhạy cao và có khả năng phát hiện nhanh nhiều loại phân tử khác nhau. Việc chế tạo thiết bị này là bước đầu tiên để tạo ra một cảm biến hóa học dễ dàng sử dụng tại chiến trường.

Yinmin Morris Wang và các cộng sự Daniel Aberg, Paul Erhart, Nipun Misra, Aleksandr Noy và Alex Hamza tại Phòng thí nghiệm Lawrence Livermore cùng với các cán bộ tại Đại học KH&CN Thượng Hải đã chế tạo những chiếc máy phát hiện hóa chất tiêu thụ ít điện năng thế hệ mới sử dụng các dây nano bán dẫn một chiều. Các cảm biến nano lợi dụng sự tương tác duy nhất giữa các loại hóa chất với bề mặt dây nano bán dẫn kích thích tích điện giữa 2 đầu dây nano hoặc giữa các dây nano đã tiếp xúc và dây nano chưa tiếp xúc (exposed and unexposed nanowire). Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm các cảm biến tiêu thụ ít điện năng nhờ các loại nền (platform) khác nhau, đó là nền chì oxit và nền silicon bằng cách sử dụng dung môi etanol làm tác nhân thử nghiệm. Trong cảm biến chì oxit, nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy sự thay đổi điện áp giữa 2 đầu dây nano khi một lượng nhỏ etanol được đặt trên máy phát hiện.

Wang cho biết, sự gia tăng tín hiệu điện gần như xuất hiện gần như tức thì và giảm dần khi etanol bốc hơi. Tuy nhiên, khi nhóm nghiên cứu đặt một ít dung môi hexan lên thiết bị, thì thấy xuất hiện điện áp nhỏ, chứng tỏ cảm biến nano phản ứng có chọn lọc với nhiều loại phân tử dung môi. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hơn 15 loại dung môi hữu cơ và thấy điện áp với mỗi dung môi lại khác nhau. Wang cho rằng, đặc điểm này giúp các cảm biến nano có thể phát hiện ra nhiều loại hóa chất khác nhau và hàm lượng của chúng. Phản ứng với nhiều loại dung môi khác nhau hơi giống như khi nhóm nghiên cứu làm thử nghiệm với các cảm biến nano silicon. Tuy nhiên, điện áp giảm khi dung môi bốc hơi lại rất khác so với các cảm biến chì oxit. Bước tiếp theo nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm các cảm biến với những phân tử phức tạp hơn như các phân tử từ chất nổ và các hệ thống sinh học.

Theo tchdkh.org.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 570 | Đăng bởi: phuonghanh_ltd | Ngày đăng bài: 29.04.2011 | Ý kiến phản hồi (0)

Sau 10 năm xem xét, ngày 19/4, chính quyền Mỹ đã thông qua dự án xây dựng và vận hành nhà máy phong điện ngoài khơi đầu tiên của nước này tại bang Massachusets.

phongdienTrong thông báo ngày 19/4, Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Kenneth Salazar cho biết sau khi hoàn thành, nhà máy trên sẽ có 130 tuốcbin cao 134m, công suất đạt 468 MW, cung cấp đủ điện sinh hoạt cho khoảng 200.000 hộ gia đình khi sức gió ở mức trung bình.

Dự án này có mức đầu tư là 2,62 tỷ USD và có thể giúp tạo ra 1.000 việc làm mới.

Thống đốc bang Massachusets, ông Deval Patrick, cho biết việc chính quyền liên bang phê chuẩn kế hoạch xây dựng và vận hành nhà máy nói trên đã giúp bang này có thêm cơ hội được hưởng lợi từ nguồn năng lượng sạch cũng như tạo thêm được nhiều việc làm.

Tuy nhiên, quyết định này vẫn chưa thể đặt dấu chấm hết cho những tranh cãi kéo dài nhiều năm về các vấn đề môi trường và văn hóa liên quan tới việc xây nhà máy điện tại vùng biển Nantucket Sound của bang Massachusets.

Những người phản đối đã gửi đơn kiện lên các tòa án vì họ cho rằng hoạt động của các tuốcbin trong nhà máy phong điện có thể đe dọa môi trường biển và đây là khu di tích quốc gia cần được bảo vệ chứ không nên bị công nghiệp hóa vì lợi ích kinh tế.

Xây dựng các nhà máy phong điện là một trong những xu hướng sản xuất năng lượng sạch của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Đan Mạch là nước đầu tiên trên thế giới lắp đặt các tuốcbin sản xuất phong điện trên biển.

Tại Mỹ, đến cuối năm 2010, sản lượng phong điện mới chỉ đạt 40.000 MW, chiếm 3% tổng lượng cung cấp điện năng toàn quốc.

Bộ Năng lượng Mỹ đặt mục tiêu đến năm 2030, phong điện chiếm 20% tổng lượng điện năng, trong đó năng lượng gió ngoài khơi đóng góp 4%./.

Theo vietnamplus.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 506 | Đăng bởi: phuonghanh_ltd | Ngày đăng bài: 24.04.2011 | Ý kiến phản hồi (0)

 Vừa qua, các cán bộ kỹ sư của Công ty thí nghiệm điện miền Trung đã nghiên cứu và sửa chữa thành công thiết bị kiểm định công tơ điện tử 3 pha do hãng MTE (Đức) sản xuất. Sau khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng đã góp phần làm tăng độ tin cậy, năng suất và hiệu quả vận hành của thiết bị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch kiểm định công tơ điện tử được Tổng Công ty giao. Đặc biệt đây là một giải pháp cải tiến kỹ thuật có giá trị làm lợi hàng trăm triệu đồng.

etc.jpg

Thiết bị kiểm định công tơ điện tử ZVE3 – 20 do hãng MTE (Đức) sản xuất

Thiết bị kiểm định công tơ điện tử ZVE3 – 20 do hãng MTE (Đức) sản xuất, là thiết bị được Tổng Công ty Điện lực miền Trung trang bị cho CPCETC từ năm 2007, phục vụ công tác thí nghiệm, kiểm định các loại công tơ 3 pha kiểu điện tử đo đếm nội bộ trong các đơn vị trực thuộc EVNCPC và công tơ khách hàng. Điểm ưu việt của thiết bị là tạo điện áp và dòng điện 3 pha chuẩn để kiểm định đồng bộ một lần 20 công tơ điện tử. Từ khi đưa thiết bị vào sử dụng, với năng suất và hiệu quả hoạt động rất cao, thiết bị này giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực kiểm định của CPCETC; đảm bảo cho Công ty hoàn thành kế hoạch kiểm định do Tổng Công ty giao, CPCETC đã kiểm định hàng nghìn công tơ kiểu điện tử hàng năm. Đây là thiết bị có yêu cầu cao về độ chính xác và chế độ vận hành liên tục.

Sau một thời gian vận hành lâu dài, tần suất sử dụng liên tục, đến tháng 10 năm 2010, thiết bị kiểm định công tơ này hỏng, không phát được dòng điện pha A, không thể tiếp tục sử dụng. Tại thời điểm này, Công ty phải kiểm định hàng ngàn công tơ 3 pha điện tử do Tổng Công ty Điện lực miền Trung yêu cầu. Kế hoạch kiểm định công tơ của Công ty bị ảnh hưởng rất lớn từ tình trạng hư hỏng của thiết bị này. Với nhu cầu và tiến độ kiểm định, một nhiệm vụ cấp bách đề ra là phải đưa thiết bị vào vận hành nhanh chóng càng sớm càng tốt để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch Tổng Công ty giao.

Với yêu cầu cấp thiết đó, đội ngũ cán bộ kỹ sư của CPCETC đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu. Bằng các biện pháp cụ thể: Phân tích nguyên lý làm việc card IL1; Vẽ lại sơ đồ mạch; Kiểm tra phân tích khối khuyếch đại dòng điện kênh A (card khuyếch đại dòng điện IL1- và IL1+) phát hiện card IL1- bị hỏng; Xác định hư hỏng từ nguyên nhân tín hiệu điều khiển 02 Mosfet T1 và T2 (IXFH6N100) không có. Khoanh vùng kiểm tra phát hiện tụ điện liên lạc C8 bị trôi thông số, giá trị đo được 24 pF không đúng với trị số thực tế 470 pF. Nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây hư hỏng và những mặt còn hạn chế của thiết bị. Tìm hiểu các linh kiện hiện có trong nước phù hợp với tính năng, đảm bảo về mặt kỹ thuật, thay thế và đưa thiết bị vào vận hành trở lại. Sau khi khắc phục xong hư hỏng và đưa thiết bị vào vận hành, kết quả thiết bị làm việc ổn định và tin cậy. Kiểm tra tất cả các thông số về đo lường như điện áp, dòng điện, công suất, góc pha, độ méo dạng sóng…đều đảm bảo với tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.

Với những giải pháp hữu hiệu từ việc nghiên cứu thay thế phụ kiện ngoại nhập đắt tiền bằng các phụ kiện sẵn có trong nước, tối ưu hóa tính năng thiết bị, phù hợp với yêu cầu công nghệ và điều kiện vận hành, công việc được hoàn thành trong thời gian rất ngắn, cùng với chi phí sửa chữa rất thấp, tiết kiệm nhiều thời gian và kinh phí so với việc gởi thiết bị đến hãng sản xuất để sữa chữa mà hiệu quả đem lại là rất lớn: Tính riêng về mặt kinh phí, giải pháp này có thể đã tiết kiệm được cho Công ty chi phí sửa chữa lên đến hàng trăm triệu đồng. Cùng với hiệu quả đem lại về mặt kỹ thuật và năng suất vận hành của thiết bị; Ứng dụng sáng kiến hợp lý hoá sản xuất, đảm bảo cho Công ty hoàn thành kịp tiến độ kiểm định công tơ 3 pha điện tử do Tổng Công ty giao; Phát huy tính tự chủ sữa chữa thiết bị phục vụ sản xuất, tăng uy tín Công ty.

Giải pháp cải tiến kỹ thuật trên có giá trị thiết thực dựa trên nỗ lực cao của những cán bộ, kỹ sư Công ty Thí nghiệm điện miền Trung. Thành công này đã được ghi nhận, vừa qua Lãnh đạo và Hội đồng sáng kiến CPCETC đã chính thức công nhận đề tài "Nghiên cứu sửa chữa thiết bị kiểm định công tơ ZVE3 – 20 (20 vị trí)” là một sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp Công ty trong quí IV năm 2010. Đây thực sự là một sự động viên và khích lệ kịp thời cho phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đem lại hiệu quả và lợi ích về kinh tế, khoa học kỹ thuật vốn đã rất lớn mạnh của CPCETC.

Theo: Công ty Thí nghiệm điện miền Trung

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 547 | Đăng bởi: phuonghanh_ltd | Ngày đăng bài: 18.04.2011 | Ý kiến phản hồi (0)

 Nhà sản xuất tuabin gió Vestas mới đây đã tiết lộ kế hoạch xây dựng cánh đồng gió ngoài khơi với các tuabin lớn nhất thế giới. Tuabin V164 mới nhất của Vestas cho công suất 7.0 MW, gấp đôi người tiền nhiệm V112 với chỉ 3.0 MW. Tên mã V164 cũng tượng trưng cho đường kính vòng tròn do cánh quạt tạo ra (164 m) và chiều dài mỗi cánh quạt lên tới 80 m, tương đương với 9 chiếc xe buýt 2 tầng tại London.


Về cấu tạo chung thì tuabin trục dọc đều được thiết kế với một rô-tơ và một bộ phát điện đặt tại đỉnh tháp. Với các tuabin nhỏ thì chúng thường được lắp đặt theo hướng gió, trong khi đó với các tuabin lớn thì hầu hết đều sử dụng cảm biến gió kết hợp với mô-tơ chế động. Các tuabin cũng có một hộp số để biến tốc độ xoay chậm của cánh quạt thành tốc độ xoay nhanh hơn, đủ để vận hành máy phát điện.


Dựa trên thiết kế chung, Vestas đã sử dụng 2 nhóm phát triển - 1 nhóm đầu tư nghiên cứu hệ thống truyền động trực tiếp và nhóm còn lại phát triển các tubin với hệ thống truyền động có hộp số. Tuabin V164 được thiết kế đặc biệt để chống lại sự bào mòn của những cơn gió tại biển Bắc và theo chiến lược kinh doanh, sản phẩm sẽ hướng đến thị trường châu Âu, đặc biệt là các nước như Anh, Pháp, Thụy Điển và Đức.

Công tác xây dựng nguyên mẫu tuabin V164-7.0 MW đầu tiên dự kiến sẽ được khởi công vào cuối năm 2012 và sản phẩm sẽ được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2015 nếu Vestas có được đủ số đơn đặt hàng.

Tương lai của năng lượng gió:

Tại châu Âu, tính theo năm 2009 thì năng lượng tái tạonăng lượng gió chiếm lần lượt 7% và 2% trong tổng số năng lượng sản xuất. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn khá nhỏ so với than đá (25%). Vì vậy, chính phủ các nước đã đi đến thỏa hiệp năng cao tỉ lệ sản xuất năng lượng tái tạo lên 13% từ nay đến năm 2020. Tiềm năng trong tương lai không xa, năng lượng tái tạo sẽ chiếm 2/3 tổng năng lượng sản xuất tại châu Âu và Vestas hy vọng rằng: "Trước những dấu hiệu khả quan từ chính phủ các nước trên thế giới và đặc biệt là tại Anh, việc tăng cường tận dụng năng lượng gió là rất hứa hẹn. Chúng tôi phát triển loại tuabin mới này để góp phần biến mục tiêu trên thành hiện thực."

Theo: Gizmag
Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 493 | Đăng bởi: phuonghanh_ltd | Ngày đăng bài: 17.04.2011 | Ý kiến phản hồi (0)

Theo tạp chí Applied Physics Letters, các nhà khoa học New Zealand đang nghiên cứu chế tạo một loại máy phát điện "mềm" làm bằng cơ nhân tạo, dùng tụ điện biến thiên giúp chuyển hóa cơ năng thành điện năng.
avatar.aspx_copy
Máy phát điện mềm bơm bằng tay. (Nguồn: Internet)

Nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm chất mô phỏng sinh học thuộc Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Sinh học Auckland đã nghiên cứu "các thiết bị tích năng lượng gắn trên cơ thể," có khả năng biến động năng của chuyển động thành năng lượng trong pin.

Máy phát điện này sử dụng chất đàn hồi điện môi, thường được gọi là "cơ nhân tạo," một vật liệu linh hoạt có thể tạo ra điện năng khi biến dạng.

Tiến sỹ Iain Anderson chỉ rõ máy phát điện này hoạt động như một chiếc bơm nạp điện đảo chiều hay một tụ điện có thể căng ra. Về cơ bản, nguyên liệu chế tạo máy phát điện "mềm" cần có một màng dẻo không dẫn điện và một điện cực có thể căng ra được đặt lên hai bề mặt.

Sau đó, hai bề mặt của điện cực được phủ một lớp carbone dầu, màng dẻo được căng lên và rắc một ít điện tích lên trên. Tiếp theo, màng chất dẻo được thả lỏng, các điện tích được ép chặt với nhau để đẩy những điện tích trái dấu tách xa nhau. Khi đó, cơ năng được biến đổi thành điện năng. Màng dẻo đã thực hiện chức năng của một tụ điện với các diode, giống như các mạch điện thông thường.

Nhóm nghiên cứu cũng phát minh kỹ thuật chế tạo công tắc đàn hồi điện môi, hoạt động theo nguyên tắc căng lớp màng cao su tới một mức mà lớp carbone dầu không còn dẫn điện. Lớp carbone dầu được quét lên một trong các bề mặt và khi bề mặt được căng ra, lớp dầu sẽ dần mỏng đi. Những hạt nhỏ chứa carbone dẫn điện trong lớp dầu này sẽ ngày càng chuyển dịch xa hơn. Khi bề mặt căng hơn một chút nữa, điện trở sẽ tăng vọt. Điểm ngăn cách giữa khả năng dẫn điện và không thể dẫn điện chính là công tắc phụ thuộc vào sức căng.

Nguyên lý trên cho thấy việc chế tạo ra những máy phát điện có thể gắn trên cơ thể hoặc mang theo được là rất khả thi. Trong thời gian qua, các nhà khoa học Mỹ đã phát triển một máy phát điện sử dụng "cơ nhân tạo" lấy năng lượng từ nhịp gót chân.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng có thể các nhà khoa học Mỹ đã gắn một loại thiết bị điện tử vào máy phát điện đó. Còn với máy phát điện mềm, thiết bị là một vật liệu mềm được gắn trong giày. Vì vậy, người đi giày vẫn cảm thấy rất thoải mái.

Theo đánh giá, nhóm nghiên cứu của tiến sỹ Anderson đã tiến thêm một bước so với các nhóm nghiên cứu khác trong lĩnh vực chế tạo máy phát điện "mềm" với việc loại bỏ những bộ phận điện làm bằng vật liệu cứng.

Tuy nhiên, phải mất một thời gian dài, kỹ thuật này mới được ứng dụng trong các sản phẩm thương mại. Các nhà khoa học sẽ thực hiện nhiều nghiên cứu khác để đưa ra tiêu chuẩn cho loại thiết bị này, đồng thời cải tiến chúng trước khi đưa vào sản xuất để tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng./.

Nguồn: baocongthuong.com.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 489 | Đăng bởi: phuonghanh_ltd | Ngày đăng bài: 15.04.2011 | Ý kiến phản hồi (0)

Các nhà khoa học Mỹ nhận thấy trong quá trình hoạt động, pin sạc Li-ion (lithiun-ion) hoặc NiMH (nickel metal hydride) thường mau xuống cấp vì chúng được sạc và phóng điện nhanh. Trong khi đó, việc chế tạo hoạt chất trong pin dưới dạng tấm phim mỏng cho phép pin sạc và phóng điện nhanh nhưng lượng điện tích trữ gần như bằng 0 do loại vật liệu này không có nơi để lưu giữ năng lượng.

Lithium-ion

Vì lẽ đó, giáo sư Paul Braun và các cộng sự ở Đại học Illinois đã nghiên cứu phát triển cấu trúc nano 3 chiều cho cực âm của pin, cho phép nó nạp và phóng điện nhanh mà không làm hao phí nguồn năng lượng tích trữ. Họ gấp tấm phim mỏng thành cấu trúc 3 chiều, đáp ứng được cả hai yêu cầu là khả năng tích điện cao và dòng điện lớn. Thử nghiệm cho thấy các điện cực của pin có thể sạc hoặc phóng điện chỉ trong vài giây, tức nhanh hơn 10-100 lần so với các điện cực có kích cỡ tương tự đang được dùng trong các loại pin hiện nay.

Bên cạnh các thiết bị điện tử gia dụng sạc điện nhanh, loại pin có khả năng tích trữ nhiều năng lượng, sạc nhanh và dùng lâu như trên còn thích hợp với xe điện, thiết bị y tế và trang thiết bị quân sự.

Theo baocantho

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 510 | Đăng bởi: phuonghanh_ltd | Ngày đăng bài: 04.04.2011 | Ý kiến phản hồi (0)

Sáng nay, 30/3/2011, tại Hà Nội, EVN và Liên doanh nhà thầu Tianjin Alstom Hydro- Hydrochina Zhongnan Engineering Corporation đã ký hợp đồng gói thầu 17 "cung cấp thiết bị cơ điện và các dịch vụ kỹ thuật” dự án thủy điện Huội Quảng.

huoiquang1301477661_227x180














Đây là dự án do EVN làm chủ đầu tư. Dự án có các công trình đầu mối nằm trên địa phận xã Khoen On, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Hồ chứa thủy điện Huội Quảng nằm trên địa phận 3 xã Mường Kim, Ta Gia và Khoen On (huyện Than Uyên) có dung tích hữu ích hơn 16 triệu m3. Nhà máy thủy điện Huội Quảng nằm trên địa phận xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, có công suất lắp máy 520 MW, gồm 2 tổ máy và là công trình ngầm lớn thứ ba của cả nước. Dự án có tổng mức đầu tư 11.772,994 tỷ đồng. Sản lượng điện bình quân là 1.904 triệu kWh/năm.

Riêng gói thầu số 17 "Cung cấp thiết bị cơ điện và dịch vụ kỹ thuật” có giá trị trên 65 triệu USD do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ. Đây là gói thầu có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa (thiết bị cơ điện, các thiết bị phụ trợ, dụng cụ lắp đặt chuyên dụng và phụ tùng dự phòng). Đồng thời, gói thầu cũng thực hiện các dịch vụ thiết kế, chế tạo; cung cấp các tài liệu; đào tạo vận hành, sửa chữa bảo dưỡng tại công trường.

Dự án thủy điện Huội Quảng có quy mô lớn thứ tư ở khu vực phía Bắc (sau thủy điện Sơn La, Hòa Bình và Lai Châu). Dự kiến, tổ máy số 1 sẽ phát điện vào ngày 31/12/2014 và tổ máy số 2 phát điện vào ngày 30/4/2015.

Theo baocongthuong

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 529 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 31.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)

Được thành lập cách đây gần hai thập niên, từ một xưởng mộc dân dụng, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã trở thành tập đoàn kinh tế hùng mạnh, có mặt trên khắp các tỉnh, thành phố trong nước và nhiều nước trong khu vực.

image0021301475004_227x180















Những năm 90 thế kỷ trước - thời hoàng kim của ngành chế biến gỗ - HAGL đã đi đầu trong đầu tư trồng cao su và vài năm sau nhanh chóng mở rộng sang các lĩnh vực chế biến cao su, khai thác chế biến khoáng sản rồi làm bóng đá… tạo nên sự đa dạng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, cung ứng dài lâu cho thị trường tiêu dùng.

Từ số vốn ban đầu 270 tỷ đồng, sau gần 20 năm, vốn điều lệ của đơn vị đã đạt đến con số 2.925 tỷ đồng, tổng tài sản 15.942 tỷ đồng và Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Đoàn Nguyên Đức luôn là người dẫn đầu trong tốp 10 doanh nhân giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.

Vài năm gần đây, HAGL đặc biệt quan tâm đến thủy điện - lĩnh vực đang là điểm "nóng” của cả nước và một số nước trong khu vực khi mà bài toán điện năng chưa có lời giải hoàn hảo giữa nhu cầu sử dụng và khả năng cung ứng.

Thử nghiệm ban đầu chính là công trình thủy điện Đak Srông 2 trên địa bàn huyện Kông Chro - Gia Lai. Đây là công trình thủy điện đầu tiên do HAGL làm chủ đầu tư có công suất 24 MW được khởi công vào năm 2008, hoàn thành năm 2010, tổng vốn 432 tỷ đồng. Là "đứa con đầu lòng”, Đak Srông 2 không chỉ mang ý nghĩa là cột mốc quan trọng đánh dấu một ngành mới và là trọng điểm trong kế hoạch phát triển của HAGL mà qua đó còn thể hiện tình cảm và khẳng định năng lực của doanh nghiệp đối với vùng đất quê hương Gia Lai.

 

Bước vào thi công, lãnh đạo tập đoàn đề ra mục tiêu: Thủy điện Đak Srông 2 phải là thủy điện được xây dựng nhanh nhất, an toàn nhất, đạt hiệu quả cao nhất và chi phí thấp nhất. Hiểu được tầm quan trọng của dự án, Ban Giám đốc Công ty Thủy điện HAGL (công ty con của tập đoàn) quan tâm tuyển chọn đội ngũ kỹ sư, công nhân vận hành, đồng thời giám sát kiểm tra thường xuyên. Sau 2 năm thi công, cuối năm 2010, Nhà máy Thủy điện Đak Srông 2 đã hoàn thành, đi vào hoạt động đưa dòng điện hòa vào lưới điện quốc gia

Ngay trong những ngày đầu năm mới Tân Mão 2011, tin vui lại đến. Ban điều hành Liên hợp quốc về Dự án theo cơ chế phát triển sạch (CDM) đã cấp Thư phê duyệt số 3398 ngày 23/2/2011 cho Dự án Thủy điện Đak Srông 2 do Công ty cổ phần Thủy điện HAGL làm chủ đầu tư và bên mua giảm phát thải là Bunge Emission Holding Sarl, Thụy Sĩ.

 

Thành công bước đầu đã tạo tiền đề cho HAGL mạnh dạn đầu tư vào một ngành mới - thủy điện. Sau Đak Srông 2 là Đak Srông 2A cũng trên địa bàn huyện Kông Chro-Gia Lai, công suất 18 MW, tổng vốn đầu tư 324 tỷ đồng, khởi công năm 2009 và sẽ hoàn thành trong năm nay; thủy điện Đak Srông 3A trên địa bàn huyện Krông Pa-Gia Lai, công suất 10 MW, vốn 180 tỷ đồng, dự kiến khởi công trong năm nay và hoàn thành vào năm 2012.

Một sự kiện đáng chú ý trong lịch sử làm thủy điện của HAGL là ngày 29/12/2009, đơn vị đã khởi công xây dựng công trình thủy điện Bá Thước 1 và 2 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có tổng công suất 140 MW, tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 12 năm nay, sẽ cung cấp khoảng 700 triệu Kwh điện/năm, doanh thu mỗi năm tối thiểu đạt trên 500 tỷ đồng.

 

Uy tín, tiềm lực kinh tế và chất lượng sản phẩm của HAGL trong những năm qua đã giúp cho đơn vị ngày càng khẳng định thương hiệu và nhận được nhiều dự án đầu tư, trong đó thủy điện luôn dẫn đầu. Chỉ trong thời gian hơn 3 năm, HAGL đã được cấp phép triển khai 17 dự án thủy điện tại các tỉnh Tây Nguyên, Thanh Hóa và trên nước bạn Lào. Đáng chú ý là dự án thủy điện Nậm Công 2 và Nậm Công 3 thực hiện tại huyện Phu Vông (Lào), tổng công suất lắp máy 111 MW với lượng điện hàng năm 433,35 triệu Kwh, dự kiến xây dựng trong 2 năm rưỡi. Tổng vốn đầu tư của 2 dự án lên đến 134.951.000 USD, tương đương 2.654 tỷ đồng Việt Nam, thời gian hoạt động của hai dự án là 40 năm…

Không dừng lại ở đó, HAGL vẫn đang tích cực triển khai thực hiện các dự án đã được cấp phép như các công trình thủy điện Đak Lô 1, 2, 3; Ia Drăng 4; Đak Srông 3B; Đak Psi 2B, 2C; Tu Mơ Rông; Buôn Đôn, Buôn Bra; Ia Krel 2… với tổng công suất lên đến 420 MW, tổng vốn đầu tư khoảng trên 7.569 tỷ đồng. Sau khi các công trình hoàn thành thi công, đưa vào vận hành sẽ đạt 1,92 tỷ kwh/năm, dự kiến doanh thu 1.344 tỷ đồng/năm (dựa theo mức giá điện hiện nay là 700 đồng/kwh).

Theo baocongthuong

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 616 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 31.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


Ngày 28/3, Đại sứ quán Anh phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo "Ứng phó với biến đổi khí hậu và cơ hội đầu tư năng lượng hiệu quả tại Đông Nam Á” nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả tại Việt Nam và Đông Nam Á.

co_hoi_dau_tu1301450513_1301450524__227x180Hội thảo đã công bố báo cáo nghiên cứu tiềm năng thị trường "Tiết kiệm năng lượng tại Đông Nam Á và cơ hội đầu tư" do ReEx Capital Asia Pte Ltd thực hiện với sự ủy quyền của Bộ Ngoại giao Anh. Theo đó, tiềm năng đầu tư năng lượng hiệu quả được so sánh giữa 6 nước trong khu vực Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippin, Việt Nam và Thái Lan. Các phân tích tại báo cáo tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và lĩnh vực thương mại.

Báo cáo nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng rất lớn đối với các nhà đầu tư cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả với giá trị thị trường lên tới 479 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực thương mại và 369 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp; tiềm năng tiết kiệm hàng năm tương đương là 99 triệu USD với lĩnh vực thương mại và 94 triệu USD với lĩnh vực công nghiệp.

 

Ông Phương Hoàng Kim- Phó vụ trưởng vụ Khoa học công nghệ (Bộ Công Thương)- cũng đưa ra các đánh giá về hiện trạng hiệu suất năng lượng ở Việt Nam. Cụ thể, tăng trưởng công nghiệp là một trong những nhân tố chính làm tăng cường độ năng lượng của Việt Nam. Ngoài ra, tiêu thụ năng lượng của khối dân dụng và giao thông tăng cũng là các yêu tố làm tăng cường độ năng lượng. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn nhiều rào cản để đạt được hiệu suất năng lượng như: không đủ chuyên gia; giá năng lượng tại Việt Nam tương đối thấp so với các nước trong khu vực…

 

Ở Việt Nam, hiện nhu cầu điện tăng 18,3%, lượng điện thiếu hụt tăng 3 lần so với năm 2010. Việt Nam cũng đã xây dựng Chương trình và chiến lược năng lượng hiệu quả với quan điểm khai thác đa dạng, hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước, kết hợp với xuất khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần tiến đến không xuất khẩu nhiên liệu thô, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế- xã hội, bảo tồn nhiên liệu và bảo đảm an ninh năng lượng cho tương lai. Ngành năng lượng, phát triển theo hướng đồng bộ, hiệu quả trên cơ sở phát huy nguồn nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển đi đôi với bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

Theo baocongthuong.com.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 495 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 30.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


AP là dòng cảm biến áp suất mới nhất của KEYENCE; bao gồm loại bộ khuếch đại tích hợp- dòng AP-C- cảm biến áp suất nhỏ gọn nhất Thế Giới với cỡ ký tự to nhất, và loại bộ khuếch đại riêng rẽ- dòng AP-V cho tốc độ đo nhanh hơn, độ chính xác cao hơn và vận hành đơn giản như các cảm biến quang kỹ thuật số.

keyence_ap

Cảm biến áp suất mới nhất của KEYENCE- dòng AP đem đến các tính năng vượt  trội: Độ phân giải cao gấp 10 lần đảm bảo độ phân giải 0.01kPa; Chức năng I/O một trong tất cả: Output 2 - điểm độc lập, output giám sát analog, và input zero-shiftđược kết hợp như các chức năng tiêu chuẩn; Gá lắp linh động và tiết kiệm không gian với cổng cho áp suất vào có thể xoay 180°cho phép kết nối sản phẩm này trực tiếp với ống theo bất ky hướng nào và bộ khuếch đại AP-V chỉ mỏng 9mm, là bộ khuếch đại mỏng nhất trong lĩnh vực này.

Dòng AP-V cũng thừa hưởng hệ thống 1-đường dây, giúp loại bỏ hai dây nối của mỗi bộ khuếch đại mở rộng bằng cách cung cấp nguồn sử dụng connector ở một bên của bộ khuếch đại chính.

Khách hàng có thể download catalog của sản phẩm này để nghiên cứu và áp dụng cảm biến này vào công việc mình một cách hiệu quả nhất tại: http://www.keyence.com.sg/ap-vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 519 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 30.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)

Ngày 22-3, tại xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh diễn ra lễ khởi công dự án nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời. Ðến dự, có đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy; Lê Hoàng Quân, Ủy viên T.Ư Ðảng, Chủ tịch UBND thành phố cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư và địa phương.

Nhà máy do Công ty First Solar (Hoa Kỳ) đầu tư và thi công, với tổng số vốn đầu tư 300 triệu USD, gồm bốn dây chuyền công nghệ sản xuất, giám sát, kiểm tra chất lượng cùng các trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại từ Ðức, Hoa Kỳ, I-ta-li-a. Dự kiến, nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm 2012, tổng công suất hơn 250 MW/năm. Sau khi sản xuất ổn định, nhà máy sẽ được mở rộng gấp bốn lần so với ban đầu.

Theo Nhandan Online

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 521 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 24.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)

Hiện nay, tại Việt Nam việc ứng dụng pin năng lượng mặt trời để lưu trữ năng lượng đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và mang lại những hiệu quả nhất định.

trao
















Tuy nhiên việc sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời ở Việt Nam mới trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm. Sản phẩm trên thị trường chủ yếu là nhập khẩu vì vậy giá thành khá cao nên chưa được phổ biến rộng rãi trong sinh hoạt. Việc đầu tư nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam có thể giảm giá thành từ 25-30%, điều đó sẽ mang lại nhiều cơ hội và sử lựa chọn hơn cho người sử dụng.

Vừa qua, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hoà Lạc đã tổ chức Lễ trao Giấy Chứng nhận đầu tư cho dự án "Nhà máy sản xuất Pin năng lượng mặt trời” của Công ty Cổ phần Năng lượng ECO, nâng số dự án đã cấp chứng nhận đầu tư tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc lên 52 dự án (không bao gồm các dự án đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư) với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 21.377 tỷ VNĐ. Tính đến hết năm 2010, trong Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã có 28 dự án khởi công xây dựng công trình, trong đó 17 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đây là một dự án được sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế được nhập khẩu từ hãng ROTH&RAU - Đức với tổng số vốn đầu tư là 275 tỷ VNĐ trên diện tích đất 1,1ha. Mục tiêu chính của dự án là nghiên cứu, chế tạo sản xuất pin năng lượng mặt trời với quy mô sản lượng dự kiến khoảng 2,5MW/năm. Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, thu hút lao động có trình độ, đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường và góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng của Đảng và Nhà nước.

Theo tchdkh.org.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 547 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 18.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)

Trong số các nguồn năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng mặt trời (NLMT) là khá phong phú. Sử dụng năng lượng mặt trời thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống là một chiến lược lớn và lâu dài, có ý nghĩa về mặt kinh tế, an ninh quốc phòng và phát triển đất nước.

Hiện nay trên thế giới Nhà máy điện mặt trời đang sử dụng ba dạng pin mặt trời để chuyển hoá quang năng thành điện năng và tích luỹ năng lượng: pin mặt trời đơn tinh thể (monocrystal, c-Si), đa tinh thể (polycrystal, p-Si) và màng mỏng vô định hình (amorphous, a-Si).

 

Một nhà máy điện mặt trời được xây dựng tại Tây Ban Nha.

Pin màng mỏng vô định hình gọi tắt là pin màng mỏng, hoặc pin vô định hình, có nhiều loại như: silic vô định hình (a-Si), đồng inđi diselenua (CIS), cadmi telurua (CdTe),... Trong đó loại a-Si, đã trải qua thời gian và chứng minh được độ bền, có hiệu quả khai thác năng lượng cao.

Tập đoàn NovaSolar, của Mỹ về NLMT, chuyên chế tạo, lắp đặt dây chuyền sản xuất, vận hành, bảo dưỡng các nhà máy điện mặt trời quy mô lớn, vừa giới thiệu một hình mẫu nhà máy điện mặt trời dựa trên công nghệ tiên tiến, đảm bảo môi trường sạch, giá thành thấp.

NovaSolar lựa chọn công nghệ pin vô định hình a-Si. Mặc dù hiệu suất pin a-Si thấp hơn pin c-Si và pin p-Si nhưng điện năng thu được bình quân trong một năm lại cao hơn 15%, do cứ có ánh sáng là nó có thể hoạt động được (dù trời mây mù), và cả trong môi trường không khí có nhiệt độ cao, mà các pin c-Si, p-Si bị hạn chế.

Hơn nữa, công nghệ hiện đại của NovaSolar a-Si tráng trên một tấm kính, vừa đảm bảo độ bền do tính đồng nhất, lại giảm 50% trọng lượng so với cách tráng a-Si trên kính kép.

Với những ưu điểm về công nghệ và chiến lược triển khai xây dựng nhà máy điện mặt trời quy mô lớn theo phương thức chìa khóa trao tay, NovaSolar mang lại giải pháp toàn diện, độ tin cậy cao nhằm giải quyết vấn đề thiếu điện tại các khu vực, quốc gia trên thế giới đặc biệt ở những nơi có bức xạ mặt trời cao và chưa có lưới điện quốc gia.

Theo khoahoc.com.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 539 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 18.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


Việt Nam sẽ lựa chọn công nghệ thế hệ mới, hiện đại nhất để đảm bảo an toàn cho xây dựng nhà máy điện hạt nhân sắp tới.


20768556_images1500963_NC6_CMS1300327556_227x180
















Sau khi nhà máy điện hạt nhân Fukushima I tại Nhật Bản bị nổ do ảnh hưởng của động đất và sóng thần, ông Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ), cho rằng sự cố này được coi là bài học nghiêm túc và cần thiết cho Việt Nam chứ không ảnh hưởng tới việc từng bước triển khai thực hiện dự án điện hạt nhân.

Theo ông Nhân để đảm bảo an toàn trong quá trình phát triển điện hạt nhân có nhiều vấn đề, trong đó công nghệ là quan trọng nhất. Việt Nam sẽ lựa chọn công nghệ thế hệ mới, hiện đại nhất để đảm bảo an toàn cho xây dựng nhà máy điện hạt nhân sắp tới.

Nói về nguyên nhân của vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản, ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, cho biết lò phản ứng xảy ra sự cố tại nhà máy Fukushima I thuộc loại lò thế hệ cũ, được thiết kế với khả năng chống động đất ở mức thấp hơn cường độ động đất đã xảy ra.

Tại buổi họp báo thông tin xung quanh vụ nổ nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản được tổ chức vào ngày 16-3 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang hình thành nhà máy điện hạt nhân nên cần đánh giá, học tập từ những sự cố như vụ nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản vừa qua để có định hướng đúng đắn. Mặc dù không xảy ra động đất như ở Nhật Bản nhưng cũng sẽ tính toán các phương án thiết kế đảm bảo an toàn.

Theo ông Tấn, Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến các bộ ngành, đưa ra yêu cầu cho nhà thiết kế để đảm bảo mức độ an toàn. Hiện bộ đã giao cho Cục An toàn bức xạ xây dựng thông tư liên quan đến địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, trong đó quan tâm đến ba vấn đề: hiện tượng tự nhiên (động đất, sóng thần) gây ảnh hưởng tới nhà máy; hoạt động của con người gây mất an toàn trong nhà máy (đường lên xuống sân bay, nhà máy hóa chất, giao thông…) và yếu tố nhà máy có ảnh hưởng tới khu dân cư.

Theo baocongthuong.com.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 518 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 17.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


Sản phẩm đèn để bàn công nghệ LED vừa được Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng Đà Nẵng đưa vào sản xuất.

CMS_den_LED
Đèn để bàn công nghệ LED do Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng Đà Nẵng sản xuất
























Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng Đà Nẵng vừa cho xuất xưởng sản phẩm đèn để bàn công nghệ LED.

Sản phẩm gồm 3 "mắt” LED, có công suất tiêu thụ 4,5 W, cho độ rọi 500 lux (với chuẩn ánh sáng trắng ấm) ở khoảng cách 30cm (tính từ mặt bàn đến chóa "mắt” LED). Chỉ số thể hiện màu (CRI) đạt đến 80 được xem là khá lý tưởng so với các loại đèn bàn cùng loại.

Theo các chuyên gia, công nghệ LED là công nghệ sạch không chứa thủy ngân, tia cực tím, CO2; độ an toàn cũng rất cao, cường độ dòng điện thấp, "mắt” LED khi phát sáng không hề sinh ra nhiệt nên tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng, đồng thời giảm thiểu khả năng cháy nổ.

Đèn LED để bàn được xem là sản phẩm tiết kiệm điện và ngày càng phổ biến trong các hộ gia đình.

Với cách tính thông thường nhất, sử dụng đèn LED sẽ tiết kiệm được từ 59 đến 70% điện năng so với dùng bóng compact huỳnh quang hay sợi đốt.

Đèn LED còn có ưu điểm nữa là tuổi thọ gấp 20 lần so với bóng đèn dây tóc và 5 lần so với đèn huỳnh quang (hiệu năng sử dụng của "mắt” LED đã được kiểm chứng là trên 50.000 giờ).

Theo baodatviet.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 538 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 17.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


Nhà máy điện hạt nhân ở Pháp. Ảnh: TL.

Ngày 11-3, Trung tâm Nghiên cứu phát triển truyền thông (thuộc Bộ KH-CN) đã tổ chức giao lưu trực tuyến "Hướng tới nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam”. Đến thời điểm này, Việt Nam đang trên lộ trình tiến đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

Thứ trưởng Bộ KH-CN Lê Đình Tiến khẳng định, tại thời điểm này Việt Nam có 4 lý do để có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân gồm: các nguồn năng lượng hóa thạch cũng như thủy điện trong nước cũng như trên thế giới đang cạn kiệt; nhu cầu năng lượng của Việt Nam hiện tại và tương lai ở tình trạng thiếu; năng lượng hạt nhân hiện nay đã đảm bảo tính an toàn cao và hiệu quả kinh tế cũng cao; điện hạt nhân giảm được khí thải nhà kính.

PGS-TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử, cho rằng lợi ích trước tiên của việc phát triển điện hạt nhân là góp phần đảm bảo về an ninh cung cấp điện năng cho đất nước, phục vụ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy nhiên, theo ông Tấn, vẫn tồn tại những khó khăn đối với Việt Nam. "Điện hạt nhân là một công nghệ mới đối với chúng ta. Chúng ta còn thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt những nhân lực có trình độ cao về điện hạt nhân. Chúng ta còn thiếu những khuôn khổ pháp lý cần thiết mà hiện nay vẫn đang phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Ngoài ra, năng lực tài chính của chúng ta cũng hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư dự án điện hạt nhân rất lớn” – PGS-TS Vương Hữu Tấn khẳng định.

TS Hoàng Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử (Bộ KH-CN) cho biết, diện tích cho mỗi dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân khoảng 500ha. Theo kế hoạch, số hộ dân cần di dời để xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 là 156 hộ (khoảng 650 người) và dự án Ninh Thuận 2 là 611 hộ (trên 2.000 người).

Công tác tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông cho dự án đang được tích cực chuẩn bị để đảm bảo tiến độ. Theo kế hoạch, năm 2014 Việt Nam sẽ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và sau năm 2020 tổ máy đầu tiên có thể phát điện.

Theo SGGP

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 514 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 16.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


Đi đôi với phát triển kinh tế, vài năm trở lại đây nhiều quốc gia tại châu Á tích cực đầu tư vào khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, sức gió… và hướng đi này đã tỏ ra sáng suốt trong bối cảnh luôn có biến động trong thị trường dầu mỏ thế giới.

20110311164230_gio

Các nhà phân tích cho rằng các quốc gia Đông Nam Á đều có tiềm năng năng lượng tái sinh không hề thua kém Trung Quốc và Ấn Độ. Vấn đề ở chỗ là các nước này nhận thức được thế mạnh nội tại trong phát triển năng lượng tái tạo đến đâu và đầu tư như thế nào.

Địa nhiệt và Biomass

Chủ tịch Ủy ban Năng lượng S. Chander thuộc Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) cho biết Đông Nam Á rất tiến bộ trong việc phát triển năng lượng tái tạo. Trong thời gian gần đây nhiều nước trong vùng, đặc biệt là Thái Lan và Philipine, đã nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, ông cho biết một số quốc gia Đông Nam Á khác vẫn còn "chậm chân" trong lĩnh vực này.

Giám đốc Chính sách Năng lượng Rafael Senga  của Tổ chức Bảo vệ thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF) và  chuyên về môi trường khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho rằng các nước Đông Nam Á đều có tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo.

Philipine và Indonesia là những quốc gia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương vốn chứa rất nhiều năng lượng địa nhiệt của thế giới. Người ta ước lượng 40%dự trữ địa nhiệt của thế giới nằm tại Indonesia. Trong khi đó, hai quốc gia Việt Nam và Thái Lan, vốn sản xuất rất nhiều gạo và đường mía, lại là hai nước có nhiều tiềm năng tạo ra năng lượng sinh khối (biomass) từ các chất thải nông nghiệp.

Sức gió và năng lượng mặt trời

Tuy nhiên, theo ông S. Chander, sức gió mới là tiềm năng lớn lao nhất của khu vực Đông Nam Á và sẽ tạo ra bước đột phá lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của khu vực. Tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều có tiềm năng rất lớn về sức gió. Để khai thác năng lượng gió người ta cũng không cần tốn nhiều nhiều đất đai như thủy điện. Trong khi đó, đất đai trong vùng Đông Nam Á lại khá màu mỡ và có thể dùng vào nhiều việc khác.

Khi so sánh giữa sức gió với năng lượng mặt trời, ông Chander cho hay Đông Nam Á sẽ không sử dụng nhiều năng lượng mặt trời vì việc sử dụng này không hiệu quả cho lắm. Ông cho biết người ta chủ yếu khai thác năng lượng mặt trời qua việc đặt các tấm thu nguồn năng lượng này trên các mái nhà. Theo ông, sức gió là loại năng lượng có nhiều tiềm năng hơn đối với Đông Nam Á.

Phát triển, nghiên cứu chế tạo thiết bị

Các chuyên gia cũng tin rằng những nước chưa được biết đến nhiều trong vấn đề năng lượng cũng có thể giữ vai trò quan trọng. Ông Paul Curnow - thành viên trong công ty luật Baker and Mackenzie’s Global Environment Markets đồng thời là một cố vấn về chính sách năng lượng tái tạo cho Chính phủ Australia - nói lĩnh vực năng lượng tái tạo không chỉ quanh quẩn trong vấn đề năng lượng vật chất ‘thuần túy’ mà còn bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác như sản xuất, nghiên cứu và phát triển.

Theo ông Curnow, tất cả những yếu tố này tạo nên những nét quan trọng trong bức tranh năng lượng. Ông nêu ra dẫn chứng về Singapore, một quốc gia đã cung cấp rất nhiều tiền của và công sức vào việc khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển và chế tạo. Ông cũng cho hay trong khi các nước như Trung Quốc và Ấn Độ đã sản xuất rất nhiều sản phẩm liên quan tới năng lượng tái tạo như các tấm thu năng lượng mặt trời, thì ở nhiều nơi tại Đông Nam Á việc này chỉ đang trong giai đoạn khởi đầu.

Ông Curnow cho rằng vấn đề không chỉ là đơn thuần là chế ngự và khai thác các nguồn năng lượng tái tạo mà còn bao trùm nhiều địa hạt khác nhau như tạo ra dây chuyền cung cấp thiết bị khai thác các nguồn này. Ông cho rằng các nước Đông Nam Á có thể giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Theo vietnamnet.vn
Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 537 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 15.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


Ngày 5/3, Công ty CP Chế tạo Thiết bị điện Ðông Anh (EEMC) và Viện Năng lượng đã phối hợp thử nghiệm thành công hạng mục cuối cùng (xung sét 1550 kV) trên máy biến áp (MBA) 500 kV. Như vậy MBA 500 kV đầu tiên tại Việt Nam do EEMC sản xuất hoàn toàn có thể yên tâm đưa vào khai thác vận hành.

MBA_500KV



















Sau sự kiện vang dội về lắp đặt thành công MBA 220kV và sửa chữa thành công MBA nhiều tổ máy biến áp của Nhà máy Thủy điện Ya Ly, Ðà Nẵng, Hòa Bình… EEMC tiếp tục thực hiện nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 500kV– 3x 150MVA với sự tham gia của một hội đồng khoa học, đứng đầu là Tổng giám đốc Trần Văn Quang; Chủ nhiệm đề tài là Phó giám đốc Nguyễn Đức Công; các thành viên hội đồng gồm các kỹ sư dày dạn kinh nghiệm, đã từng chủ trì nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công máy biến áp 125MVA - 220kV. Thiết kế chính là kỹ sư, Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Nguyệt.

Để sản xuất MBA 500 kV, EEMC đã cử cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao tới các trạm biến áp trong nước và nước ngoài để học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cùng với những kiến thức tích lũy được trong dịp tham gia trực tiếp sửa chữa MBA 500kV trong nước. Mua phần mềm thiết kế chế tạo MBA, thuê chuyên gia tư vấn và lựa chọn đối tác là các nước G7 cung cấp dây chuyền thiết bị máy móc, vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Tổng chi phí đầu tư cho MBA là 118 tỷ đồng. Được biết, hiện nay trên thế giới chỉ có 1 số nước chế tạo được MBA 500 kV nên giá nhập khẩu rất đắt. Với giá thành và chi phí luôn thấp hơn 25-30 % các máy nhập khẩu cùng loại, việc EEMC sản xuất thành công MBA 500 kV đã góp phần đáng kể vào việc góp phần tiết kiệm cho ngân sách và giảm nhập siêu, tạo thế chủ động về MBA cho ngành điện Việt Nam. Đồng thời, mở ra một triển vọng mới là sản xuất hàng loạt máy biến áp 500 kV, tiết kiệm được ngoại tệ, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HÐH đất nước.

Theo ông Trần Văn Quang, giám đốc Công ty CP Chế tạo Thiết bị điện Ðông Anh, MBA 500 kV - 3 x 150 MVA đầu tiên này sẽ được lắp đặt vận hành tại Trạm 500 kV Nho Quan. Sau thành công quan trọng này, EEMC sẽ tiếp tục hoàn thiện thiết kế, công nghệ để tham gia đấu thầu các dự án sau.

Theo icon.evn.com.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 509 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 14.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


CTY_TRUONG_THANH1299834818_227x180




Cây Jatropha ở Việt Nam gọi là cây cọc giậu, cọc rào, dầu mè… và là một loài cây có lịch sử 70 triệu năm, nguồn gốc từ Mexico. Từ năm 1991, Giáo sư người Đức là Klause Becker của Trường Đại học Stuttgart đã nhận đơn đặt hàng của Tập đoàn Daimler Chrysler hợp tác với hãng tư vấn của Áo tiến hành nghiên cứu cây Jatropha ở Nicaragua để làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học. Và cho đến nay, cả thế giới đã trồng hơn 5 triệu ha Jatropha. Hiệu quả kinh tế của cây Jatropha được đánh giá là rất khả quan tại Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin, Miến Điện và nhiều nước châu Phi.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành vừa thực hiện lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ về sự hợp tác với Công ty Jatro (có trung tâm điều hành và quản lý khu vực châu Á tại Singapore) trong việc trồng cây Jatropha tại Việt Nam trên diện tích 100.000 ha từ năm 2011 nhằm tạo ra nguồn nhiên liệu sinh học (dầu bio-diesel) thân thiện với môi trường, khi mà các nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt có giá trị tổng cộng từ 15 – 20 tỷ USD chỉ có thể khai thác trong vòng 10 năm nữa.

Ở Việt Nam, cây Jatropha có thể trồng được ở mọi nơi của vùng đồi núi, vùng đất cằn cỗi vì đây là giống cây rất dễ tính, chịu hạn, chịu đất xấu, không cháy, không bị gia súc ăn và rất ít sâu bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các dự án trồng Jatropha tại Việt Nam chưa đạt được hiệu quả như các nhà đầu tư mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do giống cây, kỹ thuật trồng… chưa được nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào ứng dụng, dẫn đến việc năng suất cho hạt của cây không cao. Do đó, khi thực hiện dự án này, Trường Thành đã chọn hợp tác với Jatro – một công ty có kinh nghiệm về kinh doanh dầu bio-diesel hơn 15 năm, nắm giữ các bí quyết quan trọng trong biến đổi gen và trồng trọt các loại cây này với hiệu suất lên đến hơn 2 tấn dầu/ ha cho mỗi năm thu hoạch cũng như vận hành sản xuất dầu bio-diesel.

Dự báo đến năm 2020, nếu chỉ cần 10% xe hơi trên toàn cầu dùng nhiên liệu sinh học, thì thị trường cho loại dầu này cũng có giá trị lên đến 300 tỷ USD. Đó là chưa kể đến thị trường ngành công nghiệp hàng không, mà Lufthansa đang là tiên phong trong sử dụng nguồn nhiên liệu sinh học này. Từ đó có thể khẳng định trồng cây Jatropha để sản xuất diesel sinh học có thị trường khá bền vững. Bên cạnh đó, còn tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động và giữ cho trái đất thêm xanh.

Theo các chuyên gia, nếu Việt Nam không phát hiện thêm các mỏ dầu mới có trữ lượng lớn thì với sản lượng khai thác hiện tại, dự báo đến 2025 về cơ bản sẽ cạn kiệt tài nguyên dầu khí. Việt Nam từ chỗ xuất khẩu năng lượng (dầu thô, than), trong vòng 15 năm tới sẽ phải nhập năng lượng, trong đó xăng dầu dùng cho giao thông vận tải chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ, than đá đồng thời bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng trong tương lai, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách khuyến khích sử dụng đa dạng hóa các nguồn năng lượng như năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và đặc biệt là năng lượng sinh học.

Theo baodatviet.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 568 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 12.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


Việc khai thác năng lượng thủy triều mở ra một triển vọng lớn, hạn chế tối đa phát thải khí  cacbonic gây hiệu ứng nhà kính.

20110308152727_thuytrieu

Mô hình một trung tâm điện thủy triều. Ảnh: MCT.

Công ty Minesto, Thuỵ Điển đã phát triển một thiết bị để khai thác nguồn năng lượng từ các đại dương. Đó là diều tua bin- dưới nước với phần trên là một chiếc diều, mang theo ở phía dưới một tuabin vận hành nhờ thuỷ triều..

Các chuyên gia của công ty đã thử nghiệm tại biển Strangford Lough, Bắc Ireland trong mùa hè vừa qua.  Diều, có sải cánh 8 - 14 mét, mang theo một tuabin  phía dưới.  Chúng được neo bởi một dây cáp ở đáy biển. Diều "bay" trong dòng thuỷ triều, theo hình số 8 để tăng tốc độ dòng chảy qua tuabin lên 10 lần. Tuabin quay sẽ phát ra dòng điện.

Thiết bị phát điện diều – tuabin phát ra năng lượng tái tạo nhờ các dòng thủy triều là thế hệ đầu tiên có quy mô thương mại lớn, mạnh hơn 4 lần các máy phát điện dung năng lượng thủy triều khác. Diều lơ lửng trong nước biển và miệng tua-bin được bảo vệ không cho cá lọt qua.

Ander Jansson, giám đốc điều hành của Minesto nói: "Diều làm việc trong dòng chảy  có tốc độ 1 - 2,5 m/ giây,  Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của diều, mỗi tuabin có công suất từ 150 đến 800 kW, và hoạt động ở các vùng nước sâu 50-300m.  

Stephen Wyatt, chuyên gia năng lượng sinh vật biển của Công ty thúc đẩy nền kinh tế ít cacbon của Chính phủ Anh cho biết, các thiết bị như diều - tuabin khai thác dòng thủy triều sẽ mở rộng nguồn tài nguyên thủy triều của  Anh 16%, có nghĩa là nó có thể cung cấp khoảng 1%  tổng nhu cầu điện của Anh hiện nay.

Wyatt nói, việc lắp ráp các thiết bị là một trong những bước khó khăn nhất. Còn Jansson cho biết công nghệ đã đạt tính khả thi thương mại hoá, có thể cạnh tranh về chi phí với những cáchaphst điện khác. Ông cho xây dựng và lắp đặt hai tua bin, công suất 1MW, có thể chi phí 1,8 - 2 triệu bảng, và hy vọng các thiết bị này sẽ được triển khai trên quy mô kinh tế.

Dù chỉ chiếm 1% năng lượng điện của nước Anh nhưng con số đó không phải là ít. Lượng điện năng ấy đủ cung cấp cho thành phố Newcastle, song chủ yếu đó là năng lượng sạch.

Các nhà khoa học rất hy vọng về tuabin diều gió, diều thủy triều là năng lượng tuyệt vời cho Trái Đất.

Theo vietnamnet.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ điện | Xem qua trang tìm kiếm: 538 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 09.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)

1-20 21-29
HOẠT ĐỘNG

Giáo án điện tử

Thăm dò ý kiến
Rate my site
Total of answers: 27

Đăng nhập

Truy cập trang chủ

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

Tìm kiếm

Net work

Copyright © 2024 by LCD10.COM.all rights reserved...