Friday, 29.03.2024, 5:44 PM
LCD10 Technews and Forums
Welcome Guest | RSS
Main Trang tin công nghệ - Cộng đồng lớp công nghệ kỹ thuật điện Registration Login
TIN CÔNG NGHỆ

Blog thành viên

Main » Site Catalog » Công nghệ mới

Sites in category: 14
Shown sites: 1-14

Sort by: Date · Name · Rating · Clicks

Bằng cách sử dụng màu diệp lục có trong cây rau muống làm chất màu nhạy sáng, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra được loại pin giá rẻ và tiện ích.

GS-TS Nguyễn Đức Nghĩa, Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), vừa cho biết đã bước đầu chế tạo thành công pin mặt trời hữu cơ Dye - Sensitized Solar Cell (DSSC) có hiệu suất chuyển hóa năng lượng cao, mở ra những hy vọng mới cho việc sử dụng năng lượng tái tạo thay thế dần những nguồn năng lượng đang dần cạn kiệt.

hoa-hoc

Mô hình bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) tại Hà Nội (ảnh nhỏ). Các nhà khoa học tại Viện Hóa học đang làm việc trong phòng thí nghiệm với hệ thống thiết bị phân tích nhiệt. Ảnh: VNSOLAR - VIỆN HÓA HỌC

Bước đầu thử nghiệm thành công

Pin mặt trời hữu cơ DSSC được tạo ra theo cách thức sau: Ánh sáng mặt trời đi qua tấm kính, qua lớp điện cực trong suốt, chiếu vào chất màu nhạy sáng. Sau đó xảy ra cơ chế photon kích thích làm cho electron nhảy lên, đến điện cực trong suốt rồi qua mạch ngoài chạy về điện cực kim loại, tạo ra dòng điện. Chất màu nhạy sáng là thành phần quan trọng làm cho ánh sáng thuộc nhiều bước sóng trong phổ ánh sáng mặt trời dễ dàng bị hấp thu để kích thích làm thoát điện tử, tạo ra dòng điện. Chất màu nhạy sáng càng tốt khả năng tạo ra điện năng càng cao.

Mục tiêu của các nhà khoa học Việt Nam trong việc chế tạo pin mặt trời hữu cơ DSSC là tạo chất màu cấu trúc nano cảm ứng ánh sáng ở bước sóng rộng 400 mm – 700 mm từ chất màu diệp lục lá cây. GS-TS Nguyễn Đức Nghĩa cho biết công trình đã thành công trong thử nghiệm bước đầu chế tạo pin mặt trời DSSC mô phỏng sinh học bằng việc sử dụng màu diệp lục chlorophill có trong lá cây rau muống làm chất màu nhạy sáng. Ngoài giá trị sáng chế này, công trình còn đặt mục tiêu chế tạo màng mỏng nano chuyển dẫn điện tử trên cơ sở màng mỏng nano titan diocide và titan diocide kim loại có cấu trúc nano mao mỏng.

Hiệu suất chuyển hóa năng lượng cao

Theo phân tích của GS-TS Nguyễn Đức Nghĩa, do cây rau muống có số lượng chất diệp lục lớn, tinh chất, dễ chiết xuất (chỉ cần nghiền nát lấy nước và đưa vào máy chiết xuất) lại rất phổ biến nên được chọn để lấy chất diệp lục. Hiện chúng ta cũng đã có sẵn một lượng lớn tinh chất diệp lục được chiết xuất sẵn từ cây rau muống để sử dụng trong khoa học nên có thể sử dụng ngay.

Khi sử dụng để chế tạo pin DSSC, chất màu nhạy sáng trong rau muống  cho hiệu suất chuyển hóa năng lượng đạt 2% - 5%, có lúc đạt mức cao nhất là 6,1% (mức cao nhất trên thế giới từng đạt được là 11%). Từ đây, cho phép tạo ra  pin mặt trời dạng DSSC có hiệu suất chuyển hóa năng lượng tốt và thời gian sống dài. Qua thử nghiệm, pin mặt trời hữu cơ DSSC hoạt động tốt khi nắng yếu, kể cả với ánh sáng trong nhà.

Đề tài nghiên cứu chế tạo pin mặt trời hữu cơ DSSC vừa được Hội đồng Nghiệm thu Khoa học Quốc gia chính thức nghiệm thu vào ngày 8-4 tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. GS-VS Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu, cho biết ông rất vui mừng trước những nghiên cứu thiết thực và vượt trội như vậy và cần nhanh chóng đưa vào ứng dụng.

Giá rẻ và ít tác động đến môi trường

Kết quả nghiên cứu về pin mặt trời hữu cơ DSSC cho phép chúng ta sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời giá rẻ, hiệu suất cao, bảo vệ môi trường và bổ sung một lượng điện năng không nhỏ cho ngành điện khi đưa vào sử dụng rộng rãi. Pin mặt trời hiện có trên thị trường được chế tạo từ các vật liệu vô cơ như silicon.

Khác với silicon tinh thể cần được sản xuất ở nhiệt độ rất cao, pin hữu cơ có thể được sản xuất dễ dàng, giá rẻ và ít tác động đến môi trường. Do thích hợp với các chất nền dẻo nên loại pin này có thể sử dụng trong nhiều ứng dụng như sạc pin điện thoại và máy tính xách tay, làm màn hình dẻo...

Theo nguoilaodong

Attachments:
Thể loại: Công nghệ mới | Xem qua trang tìm kiếm: 647 | Đăng bởi: phuonghanh_ltd | Ngày đăng bài: 24.04.2011 | Ý kiến phản hồi (0)



Sản phẩm mới mà hãng công nghệ Cambridge Consultants đang thử nghiệm có khả năng nhìn xuyên bên trong các bức tường, sàn nhà hay trần nhà và lập ra hình vẽ 3 chiều của những vật được dấu bên trong đó. Thiết bị có tên Sprint này được xem là một công cụ hữu ích để chống lại bọn khủng bố và tội phạm thường hay gài bom mìn vào tường, giấu ma túy xuống đất hay cất trữ vũ khí ở những nơi mà mắt thường không nhìn thấy được.

Khác với những thiết bị dò tìm thông thường phải dùng tia X áp vào hai phía của một bức tường để dò tim, Sprint chỉ cần áp lên một mặt của bức tường thôi cũng để để nó nhìn xuyên thấu vào bên trong. Sprint có kích thước cỡ một chiếc đồng hồ, nặng 3,5 kg và đang được hãng sản xuất tiến hành thử nghiệm liên tục để sớm có thể đưa nó vào thị trường.

Attachments:
Thể loại: Công nghệ mới | Xem qua trang tìm kiếm: 620 | Đăng bởi: hoangmanh | Ngày đăng bài: 11.04.2011 | Ý kiến phản hồi (0)




Với những người sử dụng nhiều thiết bị điện tử cùng lúc thì việc mang theo bộ sạc cho chúng trong các chuyến đi chơi dày ngày luôn là một trong những công việc rắc rối và bất tiện nhất. Việc sạc qua máy tính cũng không phải là một biện pháp khả thi vì máy tính không thể ở bên bạn cả ngày và mọi lúc, mọi nơi. Một ý tưởng mới đây của IF Concept Design sẽ giúp các bạn dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc sạc điện cho các thiết bị qua kết nối USB.


Viên pin AA này có kích cỡ và kiểu dáng hoàn toàn giống với các viên pin AA hiện đang được bán ra thị trường. Tuy nhiên ở phía dưới nó có thêm một cổng kết nối USB để sạc điện cho các thiết bị điện tử. Bất kỳ một thiết bị nào hỗ trợ sạc điện qua cổng USB như máy nghe nhạc, điện thoại, đồ chơi trẻ em, máy chơi game cầm tay... đều có thể sử dụng với viên pin Continuance này, khi được kết nối thì viên pin sẽ sạc điện cho thiết bị tới khi nào viên pin hết điện. Đây là pin sạc lại (rechargeable) vì thế nếu pin hết điện thì bạn cũng có thể sạc lại pin. Tuy nhiên, sản phẩm này hiện mới chỉ là ý tưởng và khả năng thương mại hóa của nó vẫn cần phải được xem xét kỹ càng hơn.










Nguồn: Slash Gear
Attachments:
Thể loại: Công nghệ mới | Xem qua trang tìm kiếm: 631 | Đăng bởi: vanteltd | Ngày đăng bài: 03.04.2011 | Ý kiến phản hồi (0)




Trong một thông cáo báo chí mới đây, hãng điện tử Samsung cho biết họ sẽ bắt đầu đi vào sản xuất hàng loạt loại panel màn hình LCD trong suốt bắt đầu từ tháng 3 này. Panel màn hình của Samsung trước đây đã được trưng bày tại CeBIT có kích thước 22", độ tương phản đạt 500:1 với độ phân giải là 1680 x 1050 điểm ảnh. Samsung sẽ sản xuất hai loại màn hình trong suốt gồm trắng đen và loại còn lại là màn hình màu.

Samsung cho biết panel của họ có độ trong suốt đạt 20% (với loại trắng đen) và 15% với loại có màu. Panel của Samsung có độ trong suốt khá cao khi so sánh với những màn hình LCD sử dụng bộ chiếu sáng nền (back light unit). Không những thế, panel này còn tiết kiệm điện năng lên tới 90% so với panel LCD sử dụng bố chiếu sáng nền thông thường. Trong tương lai, loại màn hình trong suốt sẽ được ứng dụng rộng rãi trong ngành dịch vụ quảng cáo. Nó cũng có thể được sử dụng trong các sự kiện giới thiệu sản phẩm, trong trường học hoặc các tập đoàn như là một thiết bị truyền thông tương tác.


Nguồn: Engadget
Attachments:
Thể loại: Công nghệ mới | Xem qua trang tìm kiếm: 687 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 31.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)




Từ trước đến nay, sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup luôn được tổ chức vào tháng 6 - 7, thời gian mà tại đại đa số các quốc gia đang là mùa hè. Ở những vùng như Châu Âu hay Châu Á, nhiệt độ mùa hè tuy có cao hơn mùa đông nhưng nhìn chung vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên, đến năm 2022, yếu tố thời tiết sẽ trở thành một trở ngại thật sự cho các cầu thủ khi World Cup được tổ chức tại Qatar, một quốc gia ở vùng Trung Đông.


Nhiệt độ trung bình vào thời gian này tại thủ đô Doha của Qatar là vào khoảng 41 độ C, cá biệt có lúc lên đến 50 độ C. Ban tổ chức đã đề xuất đổi thời điểm tổ chức World Cup lên tháng 1 để tránh cái nóng "chết người" kia nhưng đã bị từ chối. Do đó, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Qatar đã đưa ra một giải pháp công nghệ cao nhằm khắc phục vấn đề thời tiết - sử dụng mây nhân tạo che phủ vùng diễn ra thi đấu để bảo vệ cầu thủ và cổ động viên khỏi ánh nắng mặt trời.

Năm ngoái, dự án các sân vận động phục vụ World Cup đã được đưa ra, trong đó có sân Lusail Iconic - được trang bị hệ thống làm mát tối tân để đảm bảo nhiệt độ trong sân luôn dưới mức 20 độ C. Tuy nhiên, các khu tập luyện của cầu thủ vẫn phải chịu ảnh hưởng của sức nóng mùa hè.

Hệ thống mây nhân tạo được phát minh bởi một đội ngũ do giáo sư Saul Abdul Ghani tại Đại học Qatar làm trưởng nhóm. Theo ông, mây sẽ được chế tạo từ một cấu trúc carbon nhẹ bên trong có chứa khí heli. Mặt trên của mây được gắn những tấm thu ánh sáng mặt trời để cung cấp năng lượng khi di chuyển mây bằng thiết bị điều khiển từ xa.

Toàn bộ hệ thống mây nhân tạo dự kiến sẽ tốn khoảng 500.000 USD và sẽ giảm xuống khi quy mô sản xuất lớn hơn. Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa rõ liệu hệ thống có thật sự được chế tạo hay không, vì còn tới 11 năm nữa mới đến World Cup 2022.
Attachments:
Thể loại: Công nghệ mới | Xem qua trang tìm kiếm: 586 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 29.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)



Pin luôn là một hạn chế đối với phương tiện chạy điện. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề về dung lượng hay tuổi thọ thì thời gian sạc lại cũng là một trở ngại lớn. Các nhà khoa học đang cố gắng phát triển nhiều phương thức giúp pin cho xe điện trở nên hiệu quả hơn và mới đây, một loại pin mới do đại học Illinois tại Urbana-Champaign phát triển đã mở ra một bước chuyển tích cực: tích hợp những ưu điểm của tụ điện và pin vào một cho phép pin có thể sạc đầy chỉ trong vài giây hoặc vài phút.

Giáo sư khoa học vật liệu và kỹ thuật Paul Braun cho biết: "Với hệ thống này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn cả 2 yếu tố gồm sức mạnh của tụ điện và năng lượng của pin. Hầu hết các tụ điện chỉ chứa được rất ít năng lượng. Tụ điện giải phóng năng lượng nhanh nhưng khả năng lưu trữ không nhiều. Ngược lại, pin trữ được rất nhiều năng lượng nhưng chúng không thể cung cấp và nạp lại năng lượng một cách nhanh chóng. Vì vậy, kết hợp cả 2 sẽ giải quyết được vấn đề."

Tốc độ sạc/xả của pin thông thường có thể sẽ tăng lên nhanh chóng nếu thay đổi dạng hoạt chất của chúng sang dạng phim mỏng. Tuy nhiên, những tấm phim mỏng như thế lại không thể chứa một lượng năng lượng đáng kể. Vì vậy, giáo sư Braun đã thiết kế các tấm phim với cấu trúc 3 chiều qua đó làm tăng khả năng lưu trữ năng lượng và nâng tốc độ nạp năng lượng lên từ 10 đến 100 lần.

Để chế tạo các tấm phim 3D, nhóm nghiên cứu đã phủ lên bề mặt tấm phim các hạt nhỏ với tỉ lệ nano. Các hạt sẽ tự động gắn kết theo cấu trúc mạng tinh thể. Kim loại sẽ lấp vào khoảng trống ở giữa và xung quanh các hạt. Một khi các hạt bị nóng chảy hoặc tan rã, kim loại sẽ đóng vai trò là một bộ khung với các lỗ trống. Tiếp theo, phản ứng điện hóa sẽ được sử dụng để mở rộng các lỗ hổng cũng như bộ khung kim loại và sau cùng, lớp hoạt chất chứa năng lượng sẽ được tái tạo, tương tự quy trình sản sinh năng lượng của pin Li-ion hay NiMH.

Hệ thống của giáo sư Braun cũng có thể được sản xuất trên dây chuyền sản xuất pin truyền thống. Vì vậy, loại pin mới sẽ được sản xuất nhanh chóng với tỉ lệ lớn. Ngoài ra, hệ thống còn có thể được áp dụng với nhiều chủng loại pin khác nhau, không chỉ Li-ion hay NiMH.

Theo giáo sư Braun, nghiên cứu của họ sẽ mở ra những tiềm năng đối với phương tiện chạy điện: "Nếu bạn có thể sạc lại pin thật nhanh thay vì phải đợi hàng giờ để chiếc xe điện của bạn hoạt động trở lại thì thời gian này sẽ tương đương với thời gian bạn đi đổ xăng cho một chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong."

Giáo sư Braun và nhóm nghiên cứu tin rằng công nghệ trên sẽ được sử dụng không chỉ cho xe điện mà điện thoại hay laptop cũng có thể được sạc lại chỉ trong vài giây hoặc vài phút.

Theo: Gizmag
Attachments:
Thể loại: Công nghệ mới | Xem qua trang tìm kiếm: 683 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 24.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)


Một hệ thống sàng lọc mới bằng robot tốc độ cao có khả năng kiểm tra độc tố của 10.000 hóa chất khác nhau vừa được đưa vào sử dụng ở Mỹ.

Theo Science Daily, hệ thống này đánh dấu bước khởi đầu một giai đoạn mới của sự phối hợp giữa nhiều cơ quan liên bang Mỹ giúp bảo vệ sức khỏe người dân bằng cách cải thiện cách thức kiểm tra các hóa chất. Hệ thống robot có tên Tox21 này kết hợp các nguồn lực hiện có để phát triển nhiều phương pháp tiên đoán hiệu quả hơn cách thức các hóa chất sẽ tác động đến sức khỏe con người và môi trường.

Tiến sĩ Paul Anastas - thuộc Văn phòng Nghiên cứu và phát triển của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ - phát biểu: "Hiểu được nền tảng phân tử của mối nguy này là cơ sở để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Tox21 cho phép chúng tôi hiểu sâu hơn và có những đánh giá nhanh nhạy hơn bao giờ hết”. 10.000 hóa chất mà hệ thống sẽ kiểm định bao gồm những chất có trong sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp, phụ gia thực phẩm cũng như thuốc uống. Kết quả kiểm tra sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho việc đánh giá xem những hóa chất này có khả năng phá vỡ các tiến trình trong cơ thể người hay không, đủ dẫn đến các tác dụng có hại cho sức khỏe hay không.

robot01

Hệ thống robot Tox21

Theo tiến sĩ Eric Green thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia về bộ gen người của Mỹ, dự án Tox21 đã sử dụng robot để sàng lọc các hóa chất từ năm 2008, nhưng hệ thống robot mới được dành riêng cho việc sàng lọc cả một "thư viện hợp chất” lớn hơn nhiều. Bên cạnh đó, hệ thống robot mới này sẽ cho phép chương trình Nghiên cứu độc tố quốc gia Mỹ tăng cường hiệu quả nhiệm vụ kiểm tra các hóa chất. "Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về các chất có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe nhanh chóng hơn”, tiến sĩ Linda Birnbaum, một thành viên khác của dự án Tox21, cho biết.

Tox21 đã kiểm tra độc tố của hơn 2.500 hóa chất bằng cách sử dụng các robot và nhiều công nghệ kiểm tra hóa chất sáng tạo khác. Các công nghệ kiểm tra hóa chất của Tox21 được sử dụng để kiểm tra hoạt động nội tiết của nhiều chất phân tán dầu khác nhau trong quá trình tràn dầu ở vịnh Mexico hồi năm ngoái.

Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ cũng đã góp phần vào hệ thống robot này thông qua chương trình ToxCast và bằng cách cung cấp các hóa chất và nhiều cuộc thí nghiệm bổ sung nhanh và tự động khác. ToxCast hiện tại gồm có 500 cuộc kiểm tra phân tích hóa học, đánh giá hơn 1.000 hóa chất.

Theo thanhnien.com.vn

Attachments:
Thể loại: Công nghệ mới | Xem qua trang tìm kiếm: 610 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 19.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)




Liquidmetal

Khi mà nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao, các hãng sản xuất phải liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu đó. Tưởng chừng như việc sử dụng vật liệu kim loại (nhôm, thép) trên điện thoại di động và máy tính xách tay đã là giới hạn nhưng các nhà sản xuất đã đi một bước xa hơn bằng cách sử dụng Liquidmetal. Vậy Liquidmetal (LM) là gì và tại sao nó lại được quan tâm quá nhiều đến thế trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi Apple mua lại một công ty Liquidmetal và có quá nhiều thông tin về việc họ sẽ sử dụng nó trong thời gian tới? Họ thậm chí còn muốn độc quyền sở hữu LM và không muốn chia sẻ cho các đối thủ khác.


Trước khi đi sâu vào vấn đề, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài đặc tính của vật liệu này:
  • Mạnh hơn 2,5 lần so với hợp kim Titan trong khi trọng lượng nhẹ hơn.
  • Cứng hơn 1,5 lần so với thép và trọng lượng cũng nhẹ hơn.
  • Khó bị biến dạng vĩnh viễn từ 2-3 lần so với kim loại truyền thống.
  • Hoàn toàn không bị ăn mòn.
  • Chống rỉ và chống bẩn
  • Cho phép tạo các lớp vỏ mỏng hơn nhưng lại chắc chắn hơn.
  • Chống trầy xước.
  • Cho phép sử dụng trên một diện tích lớn, giữ được độ mỏng cần thiết nhưng vẫn không bị biến dạng.
  • Có khả năng dẫn điện và nhiệt rất tốt.
LM là có một cái tên khá hay nhưng lại không phản ánh đúng bản chất của nó. Vật liệu này không hoàn toàn mới và đã bắt đầu được giới thiệu ra thị trường vào năm 2003 chỉ sau vài năm phát triển. LM hiện được sử dụng trong những dụng cụ thể thao như vợt tennis, gậy đánh gôn, những vật liệu dùng để chế tạo giàn khoan, tàu vũ trụ hay thậm chí là các vật liệu quen thuộc với chúng ta như USB nhớ. Nếu bạn sử dụng USB Cruzer Titanium của Sandisk thì cơ chế trượt của nó làm từ LM đấy.

Giải thích theo ngôn ngữ của khoa học:
Các nhà khoa học sẽ định nghĩa LM như sau: đây là một hợp kim của đồng, titan, nhôm và niken và nghiêng nhiều về phía kính hơn là kim loại, nó có một vài đặc tính của kính, chẳng hạn như có thể bị rạn vỡ và không nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định mà nó sẽ bị hủy hoại dần khi nhiệt độ tăng lên.

Bí mật ở đây là cái cách mà các nhà sản xuất chế tạo ra LM. Thay vì chỉ đơn giản trộn hỗn hợp các hợp kim và cho nó nguội từ từ, các vật chất vô định hình này được làm lạnh nhanh hơn, qua đó thay đổi cấu trúc phân tử của chúng và những đặc tính vật lý. Các kim loại thông thường có kết tinh nguyên tử theo những thứ tự nhất định, chính vì vậy mà chúng dễ dàng bị móp hay lún. LM được kết cấu từ các phân tử vô định hình, một mớ các phân tử hỗn độn và không theo thứ tự nào. Những phân tử này luôn có xu hướng chuyển động để tạo nên một hình khối nhất định, giống với các phân tử chất lỏng. Hầu hết các phân tử kim loại đều hoạt động theo những xiên có tính định hướng trong khi LM thì không.

Điểm làm LM khác biệt với các kim loại vô định hình khác là nó khá dễ để chế tạo. Vật liệu này không cần làm lạnh nhanh hết mức có thể như những đối thủ khác, hệ quả là nó có thể chế tạo với số lượng lớn.

Nếu bạn cầm một miếng LM lên thì nó sẽ như thế nào, cảm giác sẽ ra sao? Hợp kim LM khá giống với các kim loại khác, nghiêng về phía thép hơn là nhôm cho dù nó vẫn có màu đặc trưng của mình. Tiến sĩ Atakan Peker, người đã có 10 năm nghiên cứu LM cho biết khi ở dưới dạng phiến hoặc thanh, vật liệu này mềm dẻo hơn thép và nhôm rất nhiều nhưng nếu bạn muốn uốn nó cong hơn nữa thì buộc phải dùng nhiều sức hơn kim loại thường. Bạn có thể hình dung LM như một thanh plastic, chỉ có điều là nó mạnh hơn rất nhiều.


Sức mạnh của LM so với hợp kim nhôm, titan và thép


Độ đàn hồi so với hợp kim nhôm, titan, thép và đồng

NASA đã sử dụng một thí nghiệm để chứng minh khả năng đàn hồi của LM. Họ thả 3 viên bi nhỏ có kích thước và trọng lượng bằng nhau xuống 3 ống nghiệm, đáy mỗi ống nghiệm được làm từ thép, titan và LM. Mỗi viên bi sẽ được tự do nảy lên trong ống nghiệm và thời gian chúng nảy sẽ phản ánh sự đàn hồi của các vật liệu này. Video dưới đây cho thấy viên bi trong ống LM nảy được 1 phút 21 giây trong khi 2 vật liệu còn lại chỉ từ 20-25 giây mà thôi.



Tiến sĩ Peker cho biết nếu bạn làm một chiếc kẹp giấy từ LM, bạn có thể bẻ nhẹ nó dễ dàng nhưng gần như không thể làm biến dạng nó nhiều hơn. Cố gắng bẻ cong LM chỉ làm bản thân bạn đau mà thôi.

Ứng dụng thực tế:
Có quá nhiều ưu điểm để nói về LM nhưng chúng ta hãy kết thúc câu chuyện thần tiên ở đây: có rất ít sản phẩm sử dụng vật liệu này thành công. Lấy ví dụ về chiếc USB của SanDisk ở trên hay một vài thành phần trong của Vertu hay chiếc điện thoại Ego của Samsung, đơn giản là vì các hãng này không tạo ra được sự khác biệt của LM so với vật liệu trên các hãng khác.

Thật ra mà nói, khi đi ra khỏi lĩnh vực điện tử dân dụng thì LM cũng thành công hơn. Người ta sử dụng nó để chế tạo những vật dụng thể thao cao cấp như gậy đánh gôn, gậy bóng chày hay vợt tennis. Như đã nói ở trên, LM cũng được dùng trong các giàn khoan dầu hay chế tạo đạn KEP trong lĩnh vực quân sự. NASA cũng dùng nó để tạo các viên ngói nhằm thu thập gió mặt trời.

Tóm lại, LM sẽ cực kỳ hữu dụng để chế tạo bất cứ sản phẩm nào cần sự dẻo dai và dễ đúc khuôn. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là Apple muốn sở hữu toàn bộ công nghệ này, đăng ký tất cả bản quyền liên quan đến nó, ít nhất là trong lĩnh vực thiết bị điện tử tiêu dùng.

Apple muốn gì?

 






 












Nếu bạn muốn biết Apple sẽ làm gì với LM, chỉ có thể đi hỏi Steve Jobs hay Jonathan Ive! Tuy nhiên, hiện tại thì công ty này đã có 1 sản phẩm làm từ LM, điều đó cho thấy Apple hứng thú với nó từ rất lâu rồi. Những chiếc iPhone 3G/3GS xuất xứ từ Mỹ đều có kèm theo 1 cây nhỏ để lấy SIM ra, đó chính là LM. Có vẻ như cây lấy SIM này ở tất cả thị trường khác đều làm từ thép.

Việc cây lấy SIM trên làm từ LM chỉ chứng minh rằng Apple đã tìm được một nơi đủ khả năng sản xuất LM với số lượng lớn, trên hàng triệu đơn vị. Tiến sĩ Peker cho biết lý do mà LM không thật phổ biến trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng là vì người ta không có đủ cơ sở hạ tầng để sản xuất nó. Không một công ty nào thật sự nghiêm túc đầu từ vào LM, chính vì vậy mà nó quá mắc tiền. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề không thể vượt qua với Apple, một công ty có quá nhiều tiền để mà tiêu.

Vậy liệu Apple có thể dùng LM vào đâu? Tiến sĩ Peker cho biết đó có lẽ là vỏ bên ngoài. Với LM thì bộ vỏ bên ngoài sẽ không thể biến dạng, không bị rỉ và gần như không bị trầy xước. Vật liệu Plastic thì mềm dẻo nhưng yếu, kim loại thông thường vững chắc hơn nhưng không linh hoạt bằng. LM có thể cung cấp bộ vỏ bền chắc hơn kim loại thường trong khi gần như không thể làm móp, lún, vỡ hay xước.

Nếu bạn làm rơi một chiếc điện thoại vỏ plastic, nó sẽ nứt hoặc gãy. Nếu bạn làm rơi một điện thoại vỏ kim loại, nó có thể nứt hoặc móp. Trong khi đó, điện thoại LM sẽ chỉ đơn giản nhảy tưng một cái và hoàn toàn không bị xây sát gì, ít nhất là về mặt lý thuyết.

Nói gì thì nói, người ta cho rằng Apple sẽ dần áp dụng LM lên tất cả các sản phẩm của mình, từ iPhone, MacBook cho đến iPod. Sẽ rất khó khăn để biết được điều này nhưng nếu là sự thật thì chúng ta sẽ thấy một bước tiến mới của họ sau thiết kế unibody nhôm. Dù vậy, tác dụng siêu bền của LM với một sản phẩm lớn như máy tính vẫn là câu trả lời chưa được giải đáp. Nhiều tin đồn cho rằng Apple sẽ ra mắt các sản phẩm LM vào năm sau.

Nguồn tinhte.vn
Attachments:
Thể loại: Công nghệ mới | Xem qua trang tìm kiếm: 643 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 18.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)



Thiết bị IGD đeo trên vai binh sĩ

Các binh lính trong tương lai gần sẽ có khả năng nhận biết chính xác những viên đạn được bắn ra từ hướng nào trong trường hợp bị phục kích hay nhắm bắn, nhờ vào một thiết bị cảm biến sóng âm nặng chưa đến 0,9 kg mà họ đeo trên người.

Thiết bị nhỏ gọn này có tên Individual Gunshot Detector (IGD) bao gồm 4 con cảm biến sóng siêu âm, có chức năng "lắng nghe" và phân tích sóng siêu âm phát ra từ những viên đạn lúc bắn, từ đó thông báo cho binh sĩ biết hướng bắn cũng như khoảng cách của viên đạn đó thông qua một màn hình nhỏ, giúp họ xác định được vị trí của kẻ đang nhắm bắn mình.

Hiện quân đội Mỹ đang tiến hành trang bị 13.000 máy IGD cho các binh sĩ tại Afghanistan và trong vòng 12 tháng tới sẽ đều đặn phân phát thêm 1.500 máy mỗi tháng cho họ. Có thiết bị này, các binh lính sẽ dễ dàng nắm thế chủ động trên chiến trường hơn, vấn đề còn lại của họ khi có tiếng súng chỉ là phân biệt đó là súng từ phe ta hay phe địch mà thôi.

Attachments:
Thể loại: Công nghệ mới | Xem qua trang tìm kiếm: 620 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 18.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)




Trong nỗ lực phát triển các nguồn nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường, các nhà khoa học đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của những "đối tác" rất đặc biệt - vi khuẩn. Đây là kết quả của một nghiên cứu vừa được Trung tâm nghiên cứu năng lượng sinh học Mỹ (BESC) công bố nhằm tìm cách sản xuất nhiên liệu thay thế xăng từ nguyên liệu chính là chất xơ (cellulose).

Các nhà nghiên cứu thuộc BESC cho biết từ các loại cây giàu chất xơ, họ có thể sản xuất ra chất isobutanol thông qua việc sử dụng vi khuẩn. Isobutanol có nồng độ cồn cao hơn cả butanol, đây hứa hẹn sẽ là loại nhiên liệu thay thế xăng hiện nay do có khả năng sinh nhiệt tương tự xăng.

Khác với bắp hay mía, những nguyên liệu rẻ tiền như rơm hay cỏ khô rất khó sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học do tính khó phân hủy của chúng. Điều này có nghĩa là quy trình sản xuất từ rơm và cỏ sẽ phải trải qua nhiều bước hơn, và kết quả là chi phí phát sinh sẽ cao hơn một quy trình kết hợp nó với việc phân hủy đường thành nhiên liệu sinh học.

Được phát triển dựa trên nền tảng một dự án của Đại học California, Los Angeles với mục đích tìm ra phương pháp tổng hợp để sản xuất isobutanol, đội ngũ nghiên cứu của BESC đã phát triển một loại vi khuẩn tên Clostridium cellololyticum có khả năng phân hủy cellulose và tổng hợp thành isobutanol. "Trong tự nhiên, không có một sinh vật hữu cơ nào sở hữu tất cả những khả năng chúng tôi cần, vì thế chúng tôi phải sử dụng công nghệ biến đổi gien để đạt được kết quả này," dẫn lời Yongchao Li thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge.

Nhóm nghiên cứu chọn Clostridium cellulolyticum, vốn được tách ra từ cỏ đã phân hủy, vì nó đã được biến đổi gien để tăng cường khả năng sản xuất ethanol. Một số loài Clostridium có thể sản xuất butanol hay tiêu hóa chất xơ, nhưng chưa có một loài nào có khả năng sản xuất isobutanol, một chất đồng phân của butanol. "Không giống ethanol, isobutanol có thể được pha trộn với xăng ở bất kỳ tỉ lệ nào, và do đó không đòi hỏi phát sinh yêu cầu đặc biệt về bình chứa hay phương tiện sử dụng," trưởng nhóm nghiên cứu James Liao cho biết. Không những thế, ông cho biết chất isobutanol có thể được sử dụng thẳng với động cơ hiện nay mà không cần tùy chỉnh thiết bị.

Nguồn: Gizmag
Attachments:
Thể loại: Công nghệ mới | Xem qua trang tìm kiếm: 622 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 14.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)





Xe hơi hybrid, xe hơi sử dụng điện hoàn toàn (EV) hay xe hơi dùng pin nhiên liệu (fuel cell) chúng ta đã biết nhiều nhưng đối với xe máy thì con số này vẫn rất ít và chưa xuất hiện nhiều trên thị trường. Ngoài Honda thì Suzuki cũng đã có một mẫu xe tay ga (scooter) sử dụng pin nhiên liệu với tên đầy đủ Burgman Fuel Cell Scooter. Mới đây thì chiếc xe thân thiện với môi trường này đã đạt được chứng chỉ WVTA (Whole Vehicle Type Approval) do chính phủ Anh cấp, chứng nhận Burgman Fuel Cell đạt tiêu chuẩn hoạt động và có thể được sử dụng tại các nước thuộc liên minh châu Âu.


Suzuki Burgman Fuel Cell có kiểu dáng giống với nhiều xe tay ga hiện đang có mặt trên thị trường nhưng nó không sử dụng xăng mà dùng nhiên liệu hydro và oxy để chuyển hóa thành điện năng sử dụng. Cũng vì thế mà Burgman Fuel Cell hoàn toàn không thải ra khí độc hại với môi trường, ngoại trừ nước. Burgman Fuel Cell được Suzuki giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm xe hơi Tokyo năm 2009, việc đạt chứng chỉ WVTA đồng nghĩa nó sẽ sớm được bán ra tại khu vực châu Âu. Tuy nhiên, Suzuki chưa cho biết thời điểm Burgman Fuel Cell sẽ xuất hiện tại các khu vực khác như Bắc Mỹ hay châu Á.

Attachments:
Thể loại: Công nghệ mới | Xem qua trang tìm kiếm: 632 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 12.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)




Chúng ta đều biết cây xanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với môi trường sống của con người. Ngoài việc cung cấp oxy để duy trì sự sống, cây xanh còn hấp thụ khí CO2 giúp giảm sự ô nhiễm không khí do các hoạt động của con người gây ra. Tuy nhiên, trong những đô thị hiện đại ngày nay, diện tích dành cho cây xanh đã bị xâm phạm nghiêm trọng để sử dụng cho các mục đích công nghiệp. Trước tình hình này, một ý tưởng "trồng" một loại cây nhân tạo đảm nhiệm vai trò giống như cây xanh thật đã được đưa ra ở Boston, Mỹ.

Nằm trong khuôn khổ dự án SHIFTboston với mục đích tái tạo một môi trường mới, năng động và trong lành cho thành phố Boston, văn phòng thiết kế Influx có trụ sở tại Paris đã nghĩ ra ý tưởng Treepods - cây nhân tạo hút khí CO2. Treepods sử dụng công nghệ hút CO2 được phát triển bởi giáo sư Klaus Lackner thuộc đại học Columbia, giúp hấp thụ hiệu quả lượng khí CO2 có trong không khí. Độc đáo ở chỗ, công nghệ của giáo sư Klaus được lấy cảm hứng từ chính cô con gái đang học lớp 8 của ông với dự án trích lọc CO2 từ không khí bằng một máy bơm hồ cá và năng lượng pin.

Treepods được cấu tạo từ nhựa alkaline, có tác dụng phản ứng với không khí và tách lọc CO2. Khi đã hấp thụ đủ, gặp nước, chất nhựa này sẽ thải CO2 vào nước. Influx cho biết Treepods sẽ rất thân thiện với môi trường do được chế tạo bởi các loại nhựa đã tái chế và có khả năng tái chế, ví dụ như loại nhựa sử dụng cho bình nước suối. Influx sẽ thiết kế Treepods theo 3 kết cấu khác nhau: một cây đơn lẻ, 3 cây chụm lại thành hình lục giác, và một nhóm các cây để tạo thành một vòm Treepods. Năng lượng để vận hành Treepods cũng xanh không kém, với các tấm thu ánh sáng mặt trời ở mặt trên của cây. Không những thế, nhóm thiết kế còn đi xa hơn với ý định tận dụng các trò chơi trẻ em có thể chơi bên dưới như bập bênh để sản xuất điện, tích trữ và sử dụng cho Treepods.









Nguồn: Gizmag,tinhte
Attachments:
Thể loại: Công nghệ mới | Xem qua trang tìm kiếm: 548 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 10.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)




Robot HOAP-2 của Fujitsu có thể tự lau sạch một tấm bảng sau khi được hướng dẫn bởi con người. Các nhà khoa học của học viện công nghệ Ý và trường đại học Tokyo City đã thành công trong việc ứng dụng một thiết bị cảm biến lực bên trong robot để ghi nhận lại những hành động hướng dẫn của con người, sau đó thực thi lại những hành động đó.

Đầu tiên, các nhà khoa học sẽ đích thân cầm lấy cánh tay robot và hướng dẫn nó cách lau một tấm bảng, thiết bị cảm biến lực moment xoắn gắn bên trong robot sẽ ghi nhận lại các hướng dẫn bằng tay này và sau đó sẽ bắt chước lại những hành động trên. Nói một cách dễ hiểu hơn thì robot sẽ bắt chước lại tất cả những gì mà bạn cầm tay dạy nó. Điều gì sẽ xảy ra nếu người hướng dẫn là một kiếm sĩ và tay robot thì cầm kiếm chứ không phải đồ bôi bảng?


Attachments:
Thể loại: Công nghệ mới | Xem qua trang tìm kiếm: 628 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 04.03.2011 | Ý kiến phản hồi (0)





Bạn yêu biển? Bạn muốn ngao du trên biển? Bạn muốn tận mắt ngắm nhìn thế giới kỳ ảo dưới nước nhưng lại không thích mặc những bộ đồ lặn gò bó nặng nề? Không thành vấn đề, tàu lặn lai EGO sẽ đáp ứng tất cả những yêu cầu đó của bạn.


Những loại tàu ngầm cá nhân phục vụ cho nhu cầu du lịch dưới nước hiện nay nhìn chung rất phức tạp để sử dụng. Bạn phải trải qua một khóa huấn luyện kỹ năng lái trước khi được chính thức cầm lái. Để giải quyết vấn đề này, Raonhaje - một công ty có trụ sở tại Hàn Quốc đã phát triển EGO, một dạng tàu lai giữa tàu lặn và tàu nổi trên mặt nước bình thường.

EGO về cơ bản là một chiếc tàu nổi bình thường nhưng bị lật úp 180 độ. Cabin 2 chỗ ngồi thay vì ở trên thì nay lại được thiết kế chìm dưới nước, nằm giữa 2 thân nổi và được đóng lại bởi một cửa sập trên sàn tàu. Do có 2 thân nổi, EGO không thật sự "lặn" xuống nước, do đó khả năng lái hoàn toàn giống với các loại tàu bình thường, thậm chí còn đơn giản hơn. Bàn điều khiển sẽ gồm một vô lăng, một bàn đạp tăng tốc như xe ôtô và một nút bấm giúp tàu chuyển động lùi.

EGO có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa 5 hải lý (9,2 km/h) trong 4 giờ hoặc với tốc độ dạo biển trong vòng 8 giờ. Tàu sử dụng năng lượng điện, bộ pin của tàu mất từ 6 đến 9 giờ để sạc đầy. Phần vỏ của cabin được chế tạo từ vật liệu acrylic, vốn được sử dụng cho các bể nuôi cá lớn. Vật liệu này có độ bền gấp 200 lần loại kính cùng độ dày, và có độ trong suốt đạt 92%. Do cabin lái nằm hoàn toàn dưới mặt nước, trên boong tàu sẽ được gắn một camera quan sát, camera này sẽ nối với một màn hình LCD đặt trên bàn điều khiển. Bên cạnh đó, EGO cũng được trang bị một thiết bị cảnh báo, thiết bị này sẽ báo động khi tàu chuẩn bị đi vào một vùng nước nông.

Với mục đích phục vụ cho dịch vụ lặn biển, EGO sẽ có 7 màu với giá bán tuỳ theo số lượng tàu đặt hàng. Thời gian giao hàng sẽ từ 3 đến 4 tháng kể từ ngày đặt hàng.







Nguồn: Gizmag,tinhte
Attachments:
Thể loại: Công nghệ mới | Xem qua trang tìm kiếm: 665 | Đăng bởi: cnktd | Ngày đăng bài: 27.02.2011 | Ý kiến phản hồi (0)

HOẠT ĐỘNG

Giáo án điện tử

Thăm dò ý kiến
Rate my site
Total of answers: 27

Đăng nhập

Truy cập trang chủ

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

Tìm kiếm

Net work

Copyright © 2024 by LCD10.COM.all rights reserved...